Vinamilk phải vượt qua rất nhiều khó khăn để có được thành công như hiện nay
Vinamilk - Quán quân bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Tình tiết mới trong vụ việc 8 "đại gia sữa" Việt kêu cứu
"Bò sữa triệu đô" tiếp tục lọt Top 100 ASEAN
"Quán quân quản trị" Việt Nam Vinamilk muốn bay cao hơn nữa ở châu Á
Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên - được ca ngợi là “Bà Đầm Thép” của Việt Nam đã chia sẻ những bí quyết để Vinamilk lớn mạnh trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa nước nhà
Khởi đầu gian nan
Năm 1988, trước nhu cầu ngày càng tăng về sữa bột trẻ em và nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, công ty đã tiến hành phục hồi thành công Nhà máy sữa bột Dielac (nhà máy của tập đoàn Netstlé Thụy Sỹ trước ngày giải phóng để lại không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước) với kinh phí 200.000 USD. So với phương án của các công ty nước ngoài đề xuất phục hồi nhà máy trước đó là 2,7 - 3 triệu USD, Vinamilk đã tiết kiệm cho Nhà nước 2,4 triệu USD. Đây là công trình lớn đầu tiên có tính bước ngoặt của công ty về tính khoa học kỹ thuật. Hiện nay, nhà máy Dielac là một trong 2 nhà máy chủ lực sản xuất phục vụ xuất khẩu mặt hàng sữa bột.
Bên cạnh việc tiếp cận nguồn nguyên liệu ngoại nhập giá rẻ, từ năm 1991, lãnh đạo Vinamilk đã chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu nội địa và “cuộc cách mạng trắng” ra đời. Để làm được điều đó, Vinamilk đã tiến hành: Nhập máy móc hiện đại để sản xuất sữa tươi tiệt trùng; Thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu; Hỗ trợ nông dân con giống, thú y, kỹ thuật chăn nuôi; Giảm lãi để khuyến khích phát triển đàn bò sữa trong nước…
Với mô hình liên kết với người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa từ Bắc chí Nam, nâng tổng đàn từ 3.000 con (năm 1991) lên tới 113.000 con (năm 2015), cho sản lượng sữa 200.000 tấn/năm, chủ động được 50% nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất, quyền lợi người chăn nuôi bò sữa cũng được mở rộng.
Cổ phần hóa thành công
Từ năm 2003, Vinamilk đã thực hiện thành công mô hình cổ phần hóa và gặt hái những thành công có tính bước ngoặt. Trong 5 năm gần đây, Vinamilk luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng: Doanh số trung bình tăng trên 20%/năm; Lợi nhuận tăng 15%/năm; Nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỷ/năm. Công ty vươn lên Top 100 công ty giá trị nhất ASEAN và Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.
Nhân lực là yếu tố quyết định và là sức mạnh cốt lõi
Vinamilk luôn đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các lớp huấn luyện trong và ngoài nước.
Hiện Vinamilk là nơi công tác của hơn 5.000 cán bộ, công nhân viên làm việc dựa trên nguyên tắc: Tôn trọng, bình đẳng, công bằng. Điều đó được minh chứng rõ nét khi Vinamilk là doanh nghiệp trong nước đứng đầu danh sách bình chọn 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Tự chủ trong sản xuất, sáng tạo trong kinh doanh
Vinamilk cũng luôn tiên phong và đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy, với việc đưa vào hoạt động hai Siêu nhà máy sữa bột và sữa nước. Nhà máy sữa nước Việt Nam có công suất siêu lớn - hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak. Nhà máy sữa bột Việt Nam có công suất 54.000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tiếp tục gắn bó với nông dân
Trang trại bò sữa Nghệ An cũng được Bộ NN & PTNT chứng nhận là trang trại xuất sắc nhất năm 2014
Đến nay, Vinamilk đã có 9 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Trang trại của Vinamilk là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P về quản lý trang trại và chất lượng sữa tươi thuần khiết.
Ngoài ra, Vinamilk còn liên kết với hơn 7.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con trên cả nước, thu mua sản lượng bình quân khoảng 500 tấn sữa/ngày góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân, góp phần xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững.
Tự tin mang sữa Việt ra thị trường thế giới
Ở thị trường nước ngoài, Vinamilk đã thắng thầu nhiều lần bằng các lợi thế của chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thực hiện hợp đồng cho các đối tác. Đến nay sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở 31 quốc gia trên thế giới và xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Mỹ, Anh, Ba Lan, Newzealand, Campuchia.
Với mục tiêu phát triển bền vững và vươn ra tầm quốc tế, Vinamilk đặt chiến lược phát triển dài hạn trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 với doanh số 3 tỷ USD.
Bình luận của bạn