- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Trứng lép, niêm mạc tử cung mỏng chính là hai nguyên nhân chính khiến phụ nữ vô sinh hiếm muộn
Niêm mạc tử cung mỏng: Khó có thai, có cũng dễ sảy!
Trứng nhỏ có nên dùng thuốc kích trứng để nhanh có thai?
Xập xệ từ đầu đến chân vì thiếu suối nguồn tươi trẻ estrogen
Có nên bổ sung hormone để mãi xuân sắc, trẻ trung?
Thiếu estrogen khiến trứng lép
“Trứng lép” là cách nói thông dụng chỉ tình trạng nang noãn không hoặc kém trưởng thành, không phóng noãn nên không thể thụ thai tự nhiên.
Bình thường, chính hormone nội tiết tố nữ - mà điển hình là hormone estrogen giúp nang noãn phát triển mỗi ngày 2mm. Đến giữa chu kỳ (thường là ngày thứ 14), nang noãn sẽ đạt kích thước 18 – 21mm và phóng (rụng trứng). Nếu trứng rụng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai.
Thiếu hormone estrogen (do rối loạn hormone, do suy buồng trứng, hoặc người phụ nữ đã bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh) là một trong những nguyên nhân chính khiến nang noãng không phát triển. Ngoài ra, do quá lạm dụng thuốc kích trứng, hoặc mắc các bệnh lý tự miễn, nhiễm vi khuẩn… cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nang noãn.
Biểu đồ mô phỏng sự phát triển của nang noãn và niêm mạc tử cung trong một chu kỳ
Thiếu progesterone khiến niêm mạc mỏng
Hàng tháng, nhờ hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng “làm nhà”, chờ đón trứng đã thụ tinh làm tổ. Thông thường, khi đo niêm mạc tử cung gần ngày rụng trứng (ngày thứ 10 – 14 của chu kỳ kinh) sẽ thấy niêm mạc dày từ 8 – 10mm.
Nếu niêm mạc dưới 6mm là quá mỏng, sẽ không tạo được tổ để đón trứng. Sau vài ngày, các lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra, gây chảy máu (máu kinh nguyệt).
Vì thế, đa số những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường rất khó thụ thai, hoặc thụ thai được nhưng dễ bị sảy do không nuôi dưỡng được phôi thai.
Ngoài nguyên nhân thiếu hormone sinh dục, tổn thương nội mạc tử cung (hậu quả của nạo phá thai nhiều lần), dính lòng tử cung, thiếu máu, niêm mạc tử cung không đáp ứng với hormone estrogen… cũng khiến niêm mạc tử cung mỏng, khó có thai.
Khi điều trị vô sinh hiếm muộn, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Với các trường hợp thiếu hụt hormone sinh dục, ngoài thuốc bổ sung hormone, chị em có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ cao Hà thủ ô đỏ, cao mầm Cải củ, cao lá Sen bánh tẻ… cùng các hoạt chất sinh học như Pregnenolone, DHEA, Delta-Immune. Đặc biệt là Pregnenolone được gọi là tiền hormone sinh dục, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tự sản sinh các hormone sinh thiếu hụt, nhờ vậy giúp cân bằng cán cân nội tiết tố.
Anh Nguyễn H+
Bình luận của bạn