- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Da khô nhăn, chùng nhão, nám sạm - dấu hiệu của sụt giảm hormone estrogen
Nàng khô hạn có nên dùng gel estrogen
Khi nào cần bổ sung estrogen?
8 dấu hiệu tố cáo mãn kinh đã ghé thăm bạn quá sớm!
Hãy xem nhan sắc xuống cấp thế nào khi tiền mãn kinh "gõ cửa"!
Estrogen là gì?
Estrogen là nội tiết tố nữ, là tên gọi chung cho 3 nhóm hormone chính: Estrone (E1), estradiol (E2) và estriol (E3). Khi nói đến tác dụng của estrogen là nói đến tác dụng của estradiol, bởi estradiol mạnh gấp 12 lần estron, gấp 80 lần estriol.
Trong cuộc đời người phụ nữ, có những thời điểm gây mất cân bằng hormone estrogen, đó là: Dậy thì, mang thai, sinh con và mãn kinh.
Biểu đồ nồng độ estrogen tăng giảm trong các thời kỳ
Ở thời điểm dậy thì, hormone estrogen được sản xuất nhiều nhất, giúp làn da căng mịn, mơn mởn, tươi trẻ, ngực to tròn, hông nảy nở, giọng nói trong trẻo, mái tóc mượt mà, bộ phận sinh dục phát triển… Ở thời điểm mang thai, hormone estrogen tăng cao giúp người phụ nữ chuẩn bị sẵn sàng cho một thiên chức mới, cao cả: Làm mẹ. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, nồng độ estrogen giảm mạnh, sự sụt giảm hormone này có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
Trong giai đoạn mãn kinh, ngược lại với dậy thì, lúc này hormone estrogen suy giảm mạnh và không tăng trở lại, do buồng trứng đã giảm hoặc ngừng hoạt động. Lúc này, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về nhan sắc và sức khỏe.
1. Tóc rụng
Các mẹ sau sinh hay phụ nữ mãn kinh thường phải đối mặt với tình trạng tóc rụng nhiều, rụng thành mảng, thậm chí hói một mảng đầu, chỉ vì suy giảm hormone estrogen đột ngột. Nguyên nhân là do sự kém vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến các nang tóc do thiếu hụt estrogen.
2. Da khô nhăn
Tổ chức mỡ dưới da sẽ teo dần, làm da mất độ co giãn đàn hồi, không còn trơn bóng, trở nên khô sần, nhăn nheo khi cơ thể bị sụt giảm nội tiết tố.
Hormone estrogen tạo nên sức sống căng tràn, mơn mởn cho người phụ nữ
3. Nám, tàn nhang
Estrogen suy giảm gây rối loạn quá trình oxy hóa tyrosine, kích thích enzyme tăng tổng hợp quá mức sắc tố melanin. Melanin dư thừa sẽ tăng cường vận chuyển sang các tế bào thượng bì của da, khiến các mảng nám da, sạm da, tàn nhang nổi ngày càng rõ.
4. Vòng 1 lép, chảy xệ, không nở nang
Bầu ngực nảy nở, căng tròn là do sự tác động của hormone nữ. Khi hormone này suy giảm, các mô mỡ trong bầu ngực cũng giảm sút theo, khiến vòng 1 không còn nở nang, thậm chí chảy xệ xuống.
5. Tăng cân, béo bụng
Rối loạn chuyển hóa gây ảnh hưởng đến chức năng biến dưỡng của gan, khiến chất béo không được giải phóng, tích tụ lại. Tuy nhiên, sự phân bố chất béo ở phụ nữ mãn kinh lại không đều khắp cơ thể, chỉ tập trung ở vùng bụng, quanh eo.
6. Căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ
Rối loạn hormone ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, khiến chị em hay lo lắng hồi hộp, cáu gắt, mất bình tĩnh, dễ chán nản, thậm chí rơi vào trầm cảm.
7. Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
Sụt giảm nồng độ estrogen đến một mức độ nào đó sẽ khiến cơ thể hiểu nhầm là đang bị nóng, cần tỏa nhiệt. Những cơn bốc hỏa, nóng bừng từ mặt lan xuống cổ, ngực, mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ lại.
8. Tăng cholesterol, huyết áp
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ trẻ từ 2 – 4 lần. Suy giảm nội tiết tố làm sự chuyển hóa lipid cũng bị rối loạn, làm tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol xấu (LDL-C), giảm cholesterol tốt (HDL-C), gây rối loạn huyết áp.
9. Giảm ham muốn tình dục
Đa số các trường hợp không có ham muốn tình dục, giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục là do khô âm đạo gây đau khi quan hệ và giảm nồng độ hormone estrogen trong máu.
10. Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, không đều, mất kinh, rong kinh… có liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen trong cơ thể.
11. Khô âm đạo
Estrogen giảm tác động lớn đến âm đạo của người phụ nữ. Âm đạo không tiết chất bôi trơn tự nhiên khi được kích thích tình dục gây khô âm đạo. Thành âm đạo mỏng, kém co giãn, đàn hồi, giao hợp đau, dễ bị viêm nhiễm.
12. Đau nhức xương khớp
Phụ nữ mãn kinh dễ bị loãng xương, xốp xương, giòn xương, gãy đầu dưới xương quay và cổ xương đùi do nồng độ estrogen thấp. Estrogen giảm làm giảm hấp thụ calci từ thực phẩm, làm tăng sinh tế bào hủy xương, giảm tế bào sinh xương, khiến hệ xương khớp không còn “vững chãi” như trước nữa.
Để giữ gìn nhan sắc và sức khỏe, không còn cách nào khác là bổ sung thêm hormone estrogen, bù lại lượng hormone mà cơ thể thiếu hụt. Tuy nhiên, các bác sỹ lại cho rằng, không nên bổ sung trực tiếp estrogen bởi cơ thể khó hấp thu, và làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Cách an toàn là bổ sung Pregnenolone (có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng) - tiền hormone sinh dục, kích thích cơ thể tự sản sinh ra hormone estrogen thiếu hụt, giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân cho phụ nữ.
Anh Nguyễn H+
Bình luận của bạn