8 thực phẩm kháng khuẩn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày

Nhiều loại thảo mộc tự nhiên có khả năng kháng khuẩn hiệu quả

Xu hướng mới: Sử dụng tinh dầu thay thế thuốc kháng sinh

Xà bông diệt khuẩn không khác xà bông thường!

Khám phá lợi ích từ thảo dược: Hãy bắt đầu từ 6 loại này

Thảo dược giúp giảm đường huyết hiệu quả bạn nên thử

Một số thực phẩm kháng khuẩn có lợi cho sức khỏe:

Quế

Không chỉ mang lại hương vị độc đáo cho các món ăn, quế cũng là một thực phẩm chứa nhiều các hợp chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Pharmaceutical Biology, các nhà khoa học nhận thấy vỏ quế có thể ức chế các loại vi khuẩn MRSA, E. faecalis, E. coli, Klebsiella pneumoniae… Bạn chỉ cần rắc một chút bột quế lên các món ngũ cốc, bánh, hoặc thêm vào các loại trà hoặc sữa. 

Tỏi

Từ lâu tỏi đã nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá khả năng kháng khuẩn của tỏi khi kết hợp cùng nước hầm xương. Theo đó, càng cho nhiều tỏi, khả năng kháng khuẩn E. coli càng cao.

Cúc La Mã

Commission E - một tổ chức chính phủ của Đức đã công nhận cúc La Mã là một loại thảo dược giúp kháng khuẩn, khắc phục tình trạng sưng da. Khi được dùng để pha trà, hoa cúc La Mã còn giúp giảm bớt tình trạng co thắt dạ dày.

Hoa cúc Đức là một thảo dược có khả năng kháng khuẩn tốt

Các nhà khoa học Đức đã tiến hành nghiên cứu công dụng của chiết xuất hoa cúc và nhận thấy chúng có khả năng chống lại nấm Candida albicans và vi khuẩn E. faecalis. Đây là lý do người bị áp-xe răng, viêm nướu nên uống nhiều trà hoa cúc La Mã.

Gừng

Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nutrition, các nhà khoa học chỉ ra rằng gừng có khả năng ức chế vi khuẩn mạnh mẽ. Đây là một tin tốt khi chúng ta đang phải chống lại các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng phát triển.

Kim chi

Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Frontiers in Microbiolgoy đã chỉ ra rằng, kim chi có chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột (probiotic) với khả năng kháng khuẩn tốt. Hãy thử bổ sung 1 thìa kim chi vào các món soup, bánh mì kẹp hay đơn giản là ăn kèm với các món ăn hàng ngày.

Mật ong Manuka

Khác với mật ong thông thường, mật ong Manuka chứa nhiều hợp chất như methylglyoxal giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn trong các vết thương ngoài da. Các nhà nghiên cứu cho biết mật ong Manuka thậm chí có khả năng chống lại một số chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Lá oregano

Lá oregano có chứa carvacrol và acid rosmarinic, những chất kháng khuẩn mạnh mẽ giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lá oregano có thể chống lại vi khuẩn qua nhiều con đường xâm nhập vào cơ thể, ví dụ như qua da, vết thương, cổ họng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu và đặc biệt là phổi.

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có khả năng kháng khuẩn mạnh, đặc biệt giúp chống lại các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella và E. coli. Bạn có thể dùng cỏ xạ hương như một loại gia vị trong các món ăn, hoặc pha trà. Chỉ cần 1 thìa cà phê cỏ xạ hương khô đã có thể pha được 1 cốc trà.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất