Thay đổi thói quen, lễ Tết an toàn

Thích ứng với dịch bệnh không đồng nghĩa là tư tưởng “xả hơi”, nới lỏng chứ không buông lỏng

Hà Nội thêm 1 quận cấp độ 3, tăng cường phòng dịch trong dịp lễ Tết

Infographic: Gợi ý 5 bộ phim Giáng sinh bạn không nên bỏ qua

Đón Giáng sinh sớm tại 4 quán cà phê trang trí lung linh tại Hà Nội

Làm sao giữ ổn định đường huyết trong dịp năm mới, Giáng sinh?

Một số chuyên gia cho rằng, khi thay đổi sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19, việc tăng số ca bệnh là điều dễ hiểu. Nhiều trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng, do đó trong tiếp xúc hàng ngày rất khó để biết được liệu người đối diện hay bản thân mình có mang mầm bệnh hay không. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm cũng gia tăng khi những hoạt động tập trung đông người như liên hoan, đám tang, đám cưới... được tổ chức.

Vừa qua, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, vui chơi, lễ hội, tôn giáo… tại địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch. Ngày 17/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị yêu cầu dừng tập trung đông người không cần thiết, đặc biệt trong dịp lễ, Tết.

Biến thể Omicron vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới

Biến thể Omicron vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới

Mặc dù chúng ta đạt tỷ lệ tiêm chủng khá cao, sự lo lắng về nguy cơ dịch bệnh vào các dịp lễ, Tết như Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch là hoàn toàn có cơ sở. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang gặp phải sự kiện “siêu lây nhiễm” do biến thể mới Omicron xuất phát từ các hoạt động tập trung đông người.

Có thể thấy, sau 2 năm đối phó dịch bệnh, thói quen lễ, Tết đã và đang dần thay đổi để “thích ứng an toàn”. COVID-19 buộc từng cá nhân đến mọi tập thể phải nhìn lại mình và có hành xử thích nghi với điều kiện bình thường mới. Ví dụ như theo dõi các hoạt động tôn giáo, tâm linh qua mạng internet (nếu địa điểm đó có tổ chức phát trực tuyến). Khi nói chuyện với mọi người xung quanh vẫn cần mang khẩu trang, ngồi xa giữ khoảng cách, hạn chế bắt tay, ôm ấp chào hỏi...

 

Một số chuyên gia cũng khuyến cáo, người Việt có thói quen thăm hỏi nhau vào dịp Tết, nhưng trước tình hình dịch bệnh hiện nay, không nên đến để thăm hỏi xã giao, nhất là khi gia đình đang có người già, người có bệnh nền.

Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch cần tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K.

Trong cuộc họp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, chúng ta không có cách nào khác là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Trong “công thức” phòng, chống dịch bệnh luôn cần “đề cao ý thức người dân” (vaccine + 5K + thuốc điều trị + ý thức người dân + biện pháp khác).

Thích ứng dịch bệnh không đồng nghĩa là tư tưởng “xả hơi”, nới lỏng chứ không buông lỏng. Hãy biến khoảng thời gian ngày lễ, Tết bằng cách quây quần đầm ấm bên gia đình nhỏ của mình - điều giản dị đó lại mang đến một ý nghĩa lớn bởi gia đình khỏe mạnh, an vui mới là niềm hạnh phúc. Thay đổi dần thói quen cũng là từ ý thức của mỗi người.

Vi Bùi (Theo Baochinhphu)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa