Gợi ý các thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Một số thực phẩm có thể giúp tăng độ nhạy insulin, giảm đường huyết hiệu quả

2 bài thuốc Đông y trị đái tháo đường hiệu quả

Làm sao giữ ổn định đường huyết trong dịp năm mới, Giáng sinh?

Ăn vào thời điểm nào có thể gây không dung nạp glucose?

Phụ nữ trẻ tuổi cần cẩn thận nguy cơ bệnh đái tháo đường

Trà xanh

Công dụng: Các chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng giảm nồng độ đường huyết, điều chỉnh mức cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa nhiều dưỡng chất như kali, vitamin C, các vitamin nhóm B và iod. Đây đều là các dưỡng chất được chứng minh rất có ích trong điều trị bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường).

Cách dùng: Người bệnh đái tháo đường có thể pha trà xanh uống trong ngày.

Câu kỷ tử

Công dụng: Câu kỷ tử cũng là một trong các loại cây thuốc Nam trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Tác dụng nổi bật nhất của cây thuốc này với người bệnh đái tháo đường là khả năng kháng lại enzyme reductase aldose. Enzyme này có tác dụng chuyển đường dư thừa trong máu thành sorbitol. Nếu sorbitol xuất hiện nhiều trong cơ thể sẽ gây tổn thương mắt và hệ thần kinh.

Ngoài ra, trong thảo dược này cũng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Những chất này giúp ngăn chặn quá trình stress oxy hóa gây tổn thương thần kinh phát sinh do đường huyết tăng cao.

Cách dùng: Bạn có thể hãm nước câu kỷ tử uống hàng ngày (dùng 30gr quả câu kỷ tử khô, hãm với 500ml nước sôi trong khoảng 20 phút) hoặc thêm câu kỷ tử vào các món ăn. 

Hành tây

Công dụng: Hành tây có thể kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, giảm kháng insulin, giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hành tây rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 1. 

Hành tây còn chứa quercitin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, dùng hành tây có thể giúp người bệnh đái tháo đường chống viêm, giảm lượng cholesterol “xấu” và phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Cách dùng: Để mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, người bệnh đái tháo đường nên ăn hành tây tươi hoặc ép hành tây với các loại trái cây khác lấy nước để uống trong ngày.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng có thể giúp giảm kháng insulin, kiểm soát đường huyết tốt

Mướp đắng có thể giúp giảm kháng insulin, kiểm soát đường huyết tốt

Công dụng: Mướp đắng có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid… giúp kích thích hoạt động của tuyến tụy, gan và lá lách, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường hạ và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Đặc biệt, mướp đắng còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm sự tiến triển các biến chứng đái tháo đường như bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Cách dùng: Ngoài việc ăn các món từ mướp đắng, bạn cũng có thể uống 1 cốc nước ép mướp đắng vào buổi sáng, khi bụng đói để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Nhàu

Công dụng: Đối với bệnh đái tháo đường, trái nhàu giúp hạ đường huyết thông qua việc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Đồng thời, nhàu có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh giúp vết thương mau lành, hạn chế đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường.

Cách dùng: Ngoài là nguyên liệu nấu ăn, dân gian còn dùng quả nhàu khô đun nước sôi uống hàng ngày.

Củ mài

Công dụng: Củ mài còn có tên gọi khác là hoài sơn, một thực phẩm, dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy, hoài sơn giúp:

- Hạn chế tiêu hóa tinh bột, không làm tăng quá cao đường huyết sau ăn.

- Làm tăng NGF - yếu tố bảo vệ các tế bào thần kinh, do đó hỗ trợ giảm biến chứng thần kinh đái tháo đường (biến chứng gây tê bì chân tay, nóng rát, khô ngứa da, giảm sinh lý, loét bàn chân).

Cách dùng: Đun 30gr hoài sơn khô với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml. Uống 3 lần/ ngày trước các bữa ăn. Bạn cũng có thể kết hợp hoài sơn (củ mài) trong các món ăn như cháo củ mài, canh thập cẩm (nấu cùng ngô, súp lơ trắng, nấm), củ mài nấu tôm…

Nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ trị đái tháo đường cũng có thảo dược hoài sơn, ví dụ như bài thuốc chứa cao hoài sơn 60mg, cao câu kỷ tử 200mg, cao mạch môn 180mg, cao nhàu 60mg. Việc phối hợp nhiều thảo dược sẽ tối ưu hóa tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm biến chứng đái tháo đường hiệu quả nhất. 

Bạn có thể dùng củ mài để chế biến các món ăn như nấu cháo, canh thập cẩm...

Bạn có thể dùng củ mài để chế biến các món ăn như nấu cháo, canh thập cẩm...

Các loại cá béo

Công dụng: Các loại cá béo (đặc biệt là cá hồi và cá ngừ) đều rất giàu acid béo omega-3, có tác dụng giảm kháng insulin, từ đó cải thiện triệu chứng cho người bệnh đái tháo đường. Ăn các loại cá béo còn giúp chống viêm, giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch do đái tháo đường.

Cách dùng: Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Bạn cũng nên hạn chế ăn cá rán nhiều dầu mỡ, mà hãy chuyển sang chế biến cá theo các cách như hấp, nấu canh… sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Quả bơ

Công dụng: Quả bơ là thực phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường khá tốt. Nguyên nhân là bởi quả bơ rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là các chất béo “tốt” có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.

Ngoài ra, quả bơ còn chứa nhiều acid folic, vitamin E, C, kali rất có lợi cho tim mạch, giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh do đái tháo đường.

Cách dùng: Bạn có thể tự làm sinh tố bơ tại nhà (nhớ dùng ít đường/sữa đặc) để kiểm soát đường huyết tốt hơn, hoặc thêm quả bơ vào các món salad, ăn kèm với bánh mì đen để có bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bông cải xanh

Công dụng: Bông cải xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin, chất xơ và đặc biệt là có hàm lượng calorie rất thấp. Đặc biệt, bông cải xanh còn chứa nhiều crom, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Cách dùng: Bạn có thể thêm bông cải xanh vào các món soup, món canh, ăn bông cải xanh xào tỏi.

Bí ngô

 

Công dụng: Nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, bí ngô có thể được coi là một “siêu” thực phẩm giúp trị đái tháo đường hiệu quả. Theo đó, ăn bí ngô có thể giúp hồi phục các tế bào tuyến tụy, giúp giảm kháng insulin, giảm các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.

Bí ngô là thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) thấp. Do đó, ăn bí ngô sẽ không khiến đường huyết sau ăn tăng lên quá cao.

Cách dùng: Bạn có thể dùng bí ngô để chế biến nhiều món ăn, làm các món tráng miệng. Ăn hạt bí cũng là cách tốt để bổ sung các dưỡng chất, chất béo “tốt” cho cơ thể.

Các loại đậu

Công dụng: Các loại đậu (đặc biệt là đậu nành) đều có khả năng kiểm soát đường huyết tốt, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường type 2.

Do chứa nhiều chất xơ và protein, các loại đậu có thể giúp bạn thấy no lâu hơn, từ đó giúp ổn định đường huyết sau ăn một cách tự nhiên.

Cách dùng: Bạn có thể ăn các món từ đậu nành (như uống sữa đậu nành, đậu phụ), hoặc tự nấu chè đậu đen, đậu xanh… (nên nhớ cho ít đường) để ăn trong các bữa phụ.

Vi Bùi (Tổng hợp)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

ho-tang-duong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết