Đến lượt Đông Nam Á trở thành "tâm chấn" của đại dịch COVID-19.
Toàn cảnh dịch COVID-19 24h qua: Đông Nam Á "nóng lên"
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị ngay kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 đợt 3
Mỹ nới lỏng quy định đeo khẩu trang với người đã tiêm phòng COVID-19
Việt Nam đã có thể xét nghiệm COVID-19 tới 100.000 mẫu mỗi ngày
Trong 24 giờ qua, 3 nước có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới lần lượt là: Ấn Độ (338.019 ca mắc - 3.888 ca tử vong), Brazil (72.303 ca mắc - 2.161 ca tử vong) và Mỹ (34.400 ca mắc - 708 ca tử vong).
Cho đến nay, Mỹ đã có trên 598.400 ca tử vong trong tổng số 33,6 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 262.239 ca tử vong trong số 24 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 430.417 ca tử vong trong số 15,4 triệu bệnh nhân.
Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden hôm qua (13/5) tuyên bố Mỹ đã "thắng lớn" trong cuộc chiến chống COVID-19. Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đưa ra khuyến cáo mới, những người đã tiêm vaccine đầy đủ không cần đeo khẩu trang ở ngoài trời cũng như nhiều nơi ở trong nhà. CDC cũng cho biết, người đã tiêm vaccine đầy đủ không cần giữ khoảng cách với người khác. Theo lời Tổng thống Joe Biden, đây được coi là dấu mốc lớn trong trong cuộc chiến chống lại loại virus đã khiến gần 600.000 người Mỹ thiệt mạng.
Dữ liệu thu thập được cho thấy hiệu quả rất cao của các vaccine COVID-19 được cấp phép ở Mỹ, không chỉ ngăn triệu chứng mà còn cả ca nhiễm không triệu chứng và lây truyền. Gần 60% người trưởng thành ở Mỹ đã được tiêm một hoặc hai mũi vaccine.
Người dân Ấn Độ thả thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 xuống sông Hằng - Ảnh: Reuters
Ấn Độ trong 24 giờ qua đã có thêm 338.019 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên trên 24 triệu ca, đứng thứ 2 thế giới. Đây là ngày thứ hai liên tiếp con số tử vong cao hơn 4.000. Số ca nhiễm mới trong ngày được ghi nhận dưới 400.000 ca trong ngày thứ 4 liên tiếp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết virus SARS-CoV-2 đang lây lan rất nhanh tại các khu vực nông thôn, nơi rất khó ghi nhận đầy đủ vì thiếu thiết bị xét nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay Ấn Độ chiếm một nửa trong tổng số ca COVID-19 và 30% số ca tử vong trên toàn thế giới tuần qua. Biến chủng B.1.617 đã được WHO xếp vào nhóm "đáng lo ngại" bởi lây lan nhanh hơn bản gốc và có khả năng "né" vaccine.
Tình hình đặc biệt tồi tệ tại các khu vực nông thôn ở Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ với hơn 230 triệu người. Truyền hình đăng tải những hình ảnh nhiều thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 đã được thả trôi trên sông Hằng do các lò hỏa thiêu luôn trong tình trạng quá tải và không đủ củi để thiêu.
Brazil đang đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 430.417 ca, nhiều gấp đôi Ấn Độ, nhưng số ca nhiễm chỉ bằng 2/3 của Ấn Độ, ở mức hơn 15,4 triệu ca. Quốc gia Nam Mỹ này phụ thuộc nhiều vào vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Trong những tuần gần đây, một số thành phố của Brazil đã ngừng hoặc hoãn tiêm do giảm nguồn cung.
Tại Nhật Bản, ngày 13/5, đảo Hokkaido ở phía Bắc nước này ghi nhận 712 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại đây. Trong số ca nhiễm mới trên, 527 ca ghi nhận tại các thành phố Sapporo, Asahikawa và Hakodate. Chính phủ Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 6 tỉnh, thành gồm thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây gồm Osaka, Kyoto và Hyogo cùng với Aichi và Fukuoka. Tình trạng khẩn cấp lần này sẽ có hiệu lực tới ngày 31/5.
Các chuyên gia cho rằng nguồn lực y tế của Nhật Bản đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng. Tốc độ tiêm chủng của Nhật Bản là chậm nhất trong số các quốc gia phát triển. Theo dữ liệu của Reuters, chỉ mới có 3% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Số người chết ở Malaysia tăng cao kỷ lục, đất nước phong tỏa trong vòng 1 tháng - Ảnh: Malay Mail
Tại Đông Nam Á, tính đến ngày 13/5, Indonesia là nước có nhiều ca nhiễm nhất khu vực, với hơn 1,7 triệu ca, trong khi Philippines đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca. Thái Lan lại ghi nhận số ca tử vong trong 24 giờ qua ở mức cao kỷ lục, với 34 ca. Theo báo Bangkok Post, ngày 13/5, số ca nhiễm ở Thái Lan tăng vọt lên gần 5.000 ca/ngày là do phát sinh thêm số ca nhiễm "khủng" mới phát hiện trong các nhà tù ở Thái Lan, trong đó 2.835 ca lây nhiễm được ghi nhận trong các nhà tù và 2.052 ca mắc trong cộng đồng.
Ngày 13/5, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này ghi nhận thêm 4.855 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ trước đó - mức cao nhất kể từ ngày 31/1, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 458.077 ca. Trước đó, ngày 10/5, Malaysia tuyên bố phong toả toàn quốc, cấm đi lại giữa các quận và đóng cửa trường học trong vòng 1 tháng. Quan chức Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cảnh báo tình hình dịch bệnh có thể sẽ tồi tệ hơn trong những ngày tới. Số ca nhiễm mới có thể vượt mức 5.000 ca/ngày và giữa tháng trong kỳ lễ hội sau tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 13/5.
Theo báo Khmer Times, Bộ Y tế Campuchia ngày 13/5 ghi nhận thêm 446 ca bệnh và 6 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số ca bệnh lên 21.141 ca, trong đó có 142 người chết vì COVID-19. Tại thủ đô Phnom Penh, chính quyền đã quyết định gia hạn các lệnh giới nghiêm và phong tỏa tại các "vùng đỏ" thêm 1 tuần, tức sẽ kéo dài đến 19/5, để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 ở thủ đô.
Bộ Y tế Lào ngày 14/5 thông báo ghi nhận thêm 65 ca COVID-19, nâng tổng số ca COVID-19 của nước này lên 1.482, trong đó một ca tử vong là một phụ nữ Việt Nam. Thủ đô Vientiane của Lào từ giữa tháng 4 bắt đầu ghi nhận loạt ca nhiễm từ kỳ nghỉ Tết truyền thống, khiến giới chức nhanh chóng áp phong tỏa tại nhiều tỉnh thành gồm thủ đô Vientiane và cố đô Luang Prabang.
Bình luận của bạn