Thế nào là bệnh đái tháo đường type 1 và type 2?

Giữa đái tháo đường type 1 và type 2 có những sự khác biệt (Ảnh minh họa)

Nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn việt quất?

Thực đơn dinh dưỡng giúp kiểm soát đái tháo đường

Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 1: Khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insuline. Đái tháo đường loại 1 được coi là một loại bệnh tự miễn. Bình thường, sau bữa ăn, khi tỷ lệ đường (glucose) trong máu tăng lên, tuyến tụy của cơ thể, có hình dạng như chiếc lá và nằm sau dạ dày, sẽ tiết insuline. 

Nhờ có insuline, mà đường có mặt ở trong máu mới có thể xâm nhập vào bên trong các tế bào, được dự trữ ở đó để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và lượng đường máu qua đó sẽ giảm dần. Trong trường hợp ngược lại, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insuline cần thiết, tỷ lệ đường trong máu sẽ quá dư thừa sẽ sinh ra bệnh đái tháo đường lợi 1. Loại bệnh đái tháo đường này thường xảy ra ở thanh thiếu niên và có thể di truyền.
Bệnh đái tháo đường type 2: Là loại phổ biến hơn cả. Vấn đề cần chú ý ở đây là nó thường diễn biến kín đáo, người bệnh mang bệnh nhiều năm mà không hay biết và thường được phát hiện một cách tình cờ ở các đối tượng trưởng thành, cao tuổi hoặc dư thừa trọng lượng, béo phì. Đối với loại đái tháo đường này, thoạt đầu, tuyến tụy vẫn sản xuất và tiết insuline, nhưng cơ thể không tiếp thu tốt và dung nạp các insuline này, khiến đường không thể được hấp thu vào trong các tế bào. 
Trong giai đoạn khởi đầu bệnh, để bù dắp cho sự suy giảm này, tuyến tụy tăng cường sản xuất và tiết insuline, nhờ đó hoạt động điều tiết lượng đường máu vẫn còn được duy trì ở mức độ tương đối nên ít thấy bộc lộ triệu chứng lâm sàng. Nhưng lâu dần tuyến tụy sẽ mệt mỏi, suy yếu dẫn tới không còn khả năng bù đắp được nữa và khi đó tỷ lệ đường máu sẽ tăng cao trên mức bình thường cho phép.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết