Thở dài giúp các phế nang không bị xẹp, duy trì hoạt động của phổi
14 lợi ích bất ngờ của hít thở sâu
Phát hiện trẻ tự kỷ qua kiểm tra hít thở
Sau “thịt xác chết”, Trung Quốc thu giữ 20.000 tấn muối "giả"
Thu giữ bồ câu không nguồn gốc và gà thịt thải loại
Con người thở dài khoảng 12 lần mỗi giờ, tức là khoảng 5 phút một lần, các nhà nghiên cứu cho biết. Tiếng thở "dài thườn thượt" không nhất thiết là dấu hiệu của sự mệt mỏi hay bực tức, thở dài sinh lý rất quan trọng để giữ cho phổi hoạt động tốt.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California - Los Angeles (UCLA) và Đại học Stanford đã xác định được nguồn gốc của tiếng thở dài và họ coi đó như một phản xạ duy duy trì sự sống bằng cách giữ cho phế nang (các túi khí nằm trong phổi) không bị xẹp.
"Nếu trải ra mặt phẳng, lá phổi có diện tích lớn như một sân tennis. Sở dĩ phổi có thể 'gấp gọn' trong lồng ngực là do nó chứa hàng trăm triệu phế nang. Trong hai lá phổi chứa khoảng 500 triệu phế nang, mỗi phế nang lại trông như một quả cầu nhỏ có đường kinh khoảng 0,2mm", tác giả nghiên cứu Jack Feldman - Giáo sư Thần kinh học tại UCLA cho biết.
Khi căng thẳng, con người có xu hướng thở dài nhiều hơn
Các phế nang bảo đảm cho khí oxy có thể đi lẫn vào máu dễ dàng qua màng phổi. "Nếu bạn từng thử thổi một quả bong bóng ướt, bạn sẽ thấy rất khó, bởi nước làm phần bên trong quả bóng dính lại với nhau. Đó là chuyện sẽ xảy ra khi phế nang bị xẹp, và vùng phế nang nào bị xẹp sẽ khiến bề mặt đó của phổi không thể trao đổi khí được nữa". Nói cách khác, nếu con người không thể thở dài, phế nang sẽ không phồng lại như cũ và phổi sẽ ngừng hoạt động. Cách duy nhất để phế nang lại nở ra là hít thở một hơi sâu, may mắn là con người có xu hướng làm điều này 5 phút một lần.
Theo Giáo sư Feldman, thở dài có nghĩa là thở hai lần, không nhất thiết phải là một hơi thở ra có âm thanh lớn như khi bạn bực tức hay trút được gánh nặng. Khi căng thẳng hay bực tức, tần suất thở dài thường tăng lên.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature phiên bản điện tử.
Bình luận của bạn