- Chuyên đề:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Một số thói quen hàng ngày khiến dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ viêm loét
Cẩn trọng với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày bạn cần biết
Ăn tối sớm có lợi cho sức khoẻ thế nào?
4 dấu hiệu cảnh báo trào ngược acid dạ dày
Ăn uống thất thường
Bỏ bữa hoặc nhịn ăn kéo dài có thể phá vỡ sự cân bằng trong tiết acid dạ dày và quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Bỏ bữa khiến dạ dày trống rỗng trong thời gian dài, dẫn đến dạ dày tiết ra quá nhiều acid. Acid tăng có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, khiến vết loét dễ hình thành hơn. Vì vậy, bạn nên ăn uống đầy đủ và đúng giờ để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Ăn cay
Bác sĩ tiêu hoá Mangesh Borkar, Bệnh viện Manipal (Ấn Độ) cho biết, mặc dù thức ăn cay giúp cải thiện hương vị của món ăn nhưng cũng có thể làm tăng thêm các vấn đề về dạ dày, thậm chí gây viêm loét. Thức ăn cay gây đau hoặc khó chịu vì chứa chất capsaicin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và kích thích tiết acid dạ dày. Người có hệ tiêu hoá nhạy cảm hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày nên hạn chế các món ăn cay.
Lạm dụng caffeine
Nhiều người dựa vào cà phê để tỉnh táo vào buổi sáng hoặc để tập trung khi làm việc. Uống quá nhiều caffeine có trong trà, cà phê, nước tăng lực và một số loại thuốc có thể khiến dạ dày sản sinh nhiều acid hơn. Lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày có nguy cơ bị tổn thương do lượng acid dư thừa, làm tăng nguy cơ phát triển vết loét.
Căng thẳng mạn tính
Căng thẳng có thể có tác động tiêu cực đến đường ruột và các vấn đề sức khỏe thể chất khác. Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol là một loại hormone có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết acid dạ dày. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài còn có khả năng làm mòn lớp bảo vệ dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét. Các bài tập thở sâu, thiền và các phương pháp giảm căng thẳng khác, hoặc tham gia các hoạt động yêu thích sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và bảo vệ sức khỏe dạ dày.
Hút thuốc
Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi, tim mạch mà còn tác động xấu đến đường ruột. Các hợp chất trong khói thuốc khiến niêm mạc dạ dày trở nên kém khả năng chống lại tác hại của acid dạ dày. Hơn nữa, hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy, điều này cản trở quá trình chữa lành và phục hồi tự nhiên của cơ quan này. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn những người không hút thuốc.
Bình luận của bạn