4 dấu hiệu cảnh báo trào ngược acid dạ dày

Trào ngược dạ dày còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và tai

Podacst: Đề phòng trào ngược dạ dày khi trời lạnh

Làm thế nào để xoa dịu tình trạng ợ nóng?

Tìm hiểu về viêm thanh quản trào ngược và cách đối phó hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm tim đập nhanh?

Áp lực tai

Tình trạng ù tai khi nằm xuống có thể là triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản. BS. Mark Tanchel – thành viên Hội liên hiệp Khoa tiêu hóa New Jersey (Mỹ) giải thích, dịch vị từ thực quản có thể trào ngược tới phần trên cùng của cổ họng, nơi vòm mũi họng kết nối với tai. Tình trạng viêm do trào ngược có thể làm tăng áp lực trong tai, gây cảm giác ù đặc, đầy tai.

Ngoài ra còn có những triệu chứng liên quan như đau tai, ù tai, giảm khả năng nghe.

Khó thở

Do thực quản khác gần với hệ hô hấp, dịch vị dạ dày có thể trào ngược tới đường thở, gây ra khó thở. Ngoài ra, acid gây nhiễm trùng hoặc viêm cấp tính cũng là nguyên nhân khiến người bệnh thở nông, thở gấp.

Trào ngược dạ dày thực quản còn phổ biến ở người bị hen suyễn, gây ra triệu chứng ho kéo dài, đau ngực, khó thở.

Những vấn đề về răng miệng

Trào ngược dạ dày làm tăng nguy cơ mòn răng, hôi miệng

Trào ngược dạ dày làm tăng nguy cơ mòn răng, hôi miệng

Theo BS. Tanchel, trào ngược dạ dày có thể đi kèm những vấn đề về răng miệng như răng nhạy cảm, mòn răng, trong miệng có vị chua, hơi thở có mùi.

Nước bọt hình thành một lớp nhầy bảo vệ trên bề mặt răng và niêm mạc, cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình khoáng hóa răng. Dịch vị dạ dày có tính acid mạnh, vượt qua hàng rào của nước bọt, tiếp xúc tới các điểm sâu trên răng và ảnh hưởng xấu tới răng miệng.

Đau tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng của nhiều bệnh lý tim phổi, thậm chí cần cấp cứu như nhồi máu cơ tim. Người gặp triệu chứng này nên nhanh chóng thăm khám. Sau khi loại trừ các nguyên nhân khác, đau tức ngực và vùng thượng vị có thể báo hiệu cơn trào ngược không được kiểm soát. Khi trào ngược qua thực quản, dịch vị dạ dày có thể gây đau ngực, thậm chí lan tới cổ, họng, hàm.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày?

BS. Tanchel khuyến cáo, người bị trào ngược acid dạ dày cần kiểm soát tốt bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, với những biến chứng tại răng miệng hay bệnh hen suyễn, bạn nên thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên khoa đó.

Về dinh dưỡng, người bị trào ngược nên hạn chế thức uống chứa caffeine và cồn, nước có gas, đồ ăn cay và có tính acid, kiêng thuốc lá. Tránh ăn tối quá muộn, quá no. Một số thực phẩm như yến mạch, dưa hấu, sữa chua, trà hoa cúc La Mã có thể hỗ trợ làm dịu cơn trào ngược.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thường trở nặng khi nằm. Vì vậy, khi đi ngủ, bạn nên dùng gối cao để nâng đầu lên khoảng 15-20cm.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa