Thói quen nhai đá và những dấu hiệu sức khỏe bạn cần biết

Một số người có thói quen nhai đá lúc rảnh rỗi dù có thể dẫn tới tình trạng khô miệng

9 dấu hiệu sức khỏe đáng ngờ ở nam giới

10 dấu hiệu không thể xem thường trên đôi tay

Người thiếu máu nên nhai đá lạnh!

Nhai đá lạnh cải thiện chức năng thần kinh

Tình trạng thiếu sắt

Ở một số người, thiếu sắt cũng có thể làm cho họ nhai đá. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nhai đá lạnh có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, chống lại sự suy giảm do thiếu sắt. Ngoài ra, thiếu sắt dẫn tới tình trạng đau và viêm lưỡi. Ngậm, nhai đá gây cảm giác tê làm dịu cảm giác khó chịu, khiến họ luôn thèm đá.

Nếu thực sự bạn đang thiếu sắt, tốt hơn hết là đảm bảo bổ sung đủ sắt qua chế độ ăn uống. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B và vitamin C có thể giúp tăng sản lượng tế bào hồng cầu, hỗ trợ khả năng hấp thụ chất sắt.

Thiếu nước

Mất nước có thể do ngộ độc thức ăn, say tàu xe, mang thai hoặc cảm cúm. Nhai đá có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, buồn nôn ở một số người. Đây là lý do tại sao một số bệnh nhân thích nhai đá.

Bạn nên để cho viên đá tự tan chảy trong miệng thay vì nhai nó.

Có rất nhiều lý do khác nữa có thể khiến cơ thể bị mất nước, do đó tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để được chẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể.

Vấn đề cân nặng

Những người bị suy dinh dưỡng thường xuyên nhai đá với số lượng lớn dù trong đá không có giá trị dinh dưỡng nào. Thêm vào đó, nhai đá khiến họ có xu hướng mất hứng thú với việc ăn uống, càng gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngược lại, một số người đang giảm cân lại muốn kiểm soát sự thèm ăn bằng cách hình thành thói quen nhai đá. Mặc dù nhai đá có thể giúp giảm cân, tuy nhiên nó là một thói quen có hại cho sức khỏe trong thời gian dài.

Bệnh nghiện nhai đá và vấn đề răng miệng

Một số người thích nhai đá mọi lúc do luôn có cảm giác muốn ngậm, nhai vật gì đó trong miệng. Đây được biết tới như chứng nghiện nhai đá (pagophagia).

Việc nhai đá quá nhiều có thể dẫn tới việc các men răng bị ảnh hưởng, gây hỏng răng cũng như gây ra các vấn đề khác về răng miệng khác. Chính vì vậy bạn nên có phương pháp điều trị phù hợp nếu mắc chứng nghiện nhai đá.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp