Xúc xích Viet Foods lao đao vì thông tin tiêu cực mà cơ quan chức năng đưa ra
Ngày 23/5, Cục An toàn thực phẩm trả lời vụ xúc xích Vietfoods
Thông tin rõ vụ xúc xích Vietfoods nghi chứa tiền chất gây ung thư
Sốc toàn tập: Xúc xích Vietfoods chứa chất gây ung thư
Tạm giữ hơn 2 tấn xúc xích nghi sử dụng phụ gia trái quy định
Vội vàng chi anh hỡi?
Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa ra chỉ đạo làm rõ việc cung cấp thông tin cho báo chí về xúc xích Viet Foods có chứa chất gây ung thư khiến doanh nghiệp điêu đứng và phải kêu cứu lên Thủ tướng. Theo những thông tin chính thống đến thời điểm này, “chất gây ung thư” như báo chí nêu từ nguồn của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội hóa ra lại là chất được phép sử dụng nếu nằm trong liều lượng cho phép.
Theo 1 quan chức có thâm niên trong ngành thanh tra, khi phát hiện các yếu tố nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như ngừng lưu thông sản phẩm, tạm thu hồi sản phẩm trong cùng lô sản xuất bị phát hiện nguy cơ mất an toàn… là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nhưng nguyên tắc thanh tra cũng yêu cầu rõ là chỉ đến khi có kết luận sai phạm cuối cùng thì cơ quan thanh tra mới được phép tiết lộ nội dung kết luận thanh tra. Mọi thông tin liên quan đến đối tượng bị thanh tra trước khi có quyết định thanh tra đều là thông tin MẬT.
Vậy mà không hiểu vì sao cơ quan chức năng lại vội vàng cung cấp thông tin cho báo chí? Đó cũng không phải là lần đầu tiên thông tin tiêu cực về doanh nghiệp bị phát tán công khai trước khi kết luận thanh tra được đưa ra.
Người viết có 2 người bạn làm ở 2 doanh nghiệp. Một ngày nọ, cơ quan chức năng bỗng ra thông báo tạm ngừng lưu thông sản phẩm của cả 2 doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp rất cầu thị chấp nhận cho niêm phong lô hàng, thông báo ngừng lưu thông và đề nghị cơ quan chức năng chủ động lấy mẫu đã niêm phong cho kiểm nghiệm lại nhằm có kết luận chính xác thì cơ quan chức năng lại vội vàng lộ thông tin cho báo chí là sản phẩm chứa chất cấm.
2 doanh nghiệp chết lâm sàng!
Vẫn biết liên quan đến an toàn thực phẩm, thông tin phải nhanh để ngăn ngừa nguy cơ đối với cộng đồng. Nhưng NHANH phải đi kèm với NHẠY - nhạy cảm để dừng vô cảm với doanh nghiệp.
Tại Châu Âu, cơ quan chức năng cũng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ với người tiêu dùng. Ngay khi phát hiện ra vấn đề với sản phẩm, hệ thống ra thông báo dừng lưu thông để xem xét – còn xem xét cụ thể cái gì và kết quả ra sao thì sẽ thông báo thêm khi có kết luận cuối cùng, thường là rất nhanh. Cũng có doanh nghiệp bị “oan” nhưng cái “oan” chỉ xảy ra trong thời gian ngắn là đã được minh oan…
Cơ quan quản lý trung thực với người tiêu dùng nhưng cũng rất công khai, công bằng với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã "đủ mệt" với việc phải cạnh tranh để tồn tại trên thị trường. Đừng tạo ra những cơn sóng để "vùi dập" khiến doanh nghiệp bị người tiêu dùng quay lưng 1 cách vô cớ!
Bình luận của bạn