- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh tay chân miệng trong mùa nóng
Phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng thảo dược
Cách cải thiện bệnh tay chân miệng bằng thảo dược
Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng kháng sinh không?
Trẻ bị tay chân miệng nên tắm như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm với 2 mùa cao điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12.
Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackievirus (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Đặc biệt, các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV71. Tay chân miệng thường có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi do đối tượng này có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị virus tay chân miệng tấn công.
Bệnh tay chân miệng thường khởi phát với các vết loét ở niêm mạc miệng
Quá trình phát triển bệnh tay chân miệng gồm 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài trong khoảng 3 - 7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng chưa rõ rệt như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn…
- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình như: Loét miệng, phát ban nổi mụn nước, sốt cao, nôn ói…
- Giai đoạn lui bệnh: Thường sau 3 - 5 ngày, nếu không có biến chứng, trẻ sẽ phục hồi dần.
Các cấp độ của bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng có thể lan ra toàn thân trẻ đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm như sốt cao, co giật
Căn cứ vào quá trình phát triển, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ khác nhau.
Cấp độ 1: Đây là cấp độ bệnh tương đối nhẹ và có thể điều trị tại nhà, bệnh thường có biểu hiện loét miệng hoặc tổn thương da.
Cấp độ 2: Ở cấp độ 2 của bệnh, trẻ sẽ được chia vào nhóm bệnh khác nhau với những biểu hiện đặc trưng và cách điều trị phù hợp cho từng nhóm.
- Tay chân miệng độ 2a: Trẻ có một trong các dấu hiệu như: Giật mình dưới 2 lần/30 phút; Sốt trên 2 ngày, hay sốt cao trên 39 độ C, có hiện tượng nôn ói, người mệt mỏi, tự nhiên quấy khóc…
- Tay chân miệng độ 2b gồm nhóm 1 và 2:
Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện như giật mình trên 2 lần/30 phút. Sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện như: Run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Cấp độ 3: Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cấp độ 3 đó là: Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt); Vã mồ hôi, lạnh toàn thân; Tăng huyết áp; Nhịp thở nhanh, thở bất thường; Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm); Tăng trương lực cơ.
Cấp độ 4: Nếu trường hợp người bệnh, đặc biệt trẻ nhỏ bị tay chân miệng cấp độ 4 thì bắt buộc phải đưa đi bệnh viện ngay lập tức và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp biến chứng gì?
Một số biến chứng mà trẻ bị tay chân miệng có thể gặp phải là:
- Mất nước.
- Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng hoạt dịch não tủy.
- Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra và thường rất nghiêm trọng, có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, viêm não là một biến chứng hiếm gặp.
- Mất móng tay và móng chân: Tình trạng này thường xảy ra trong vòng một vài tuần sau khi trẻ bị bệnh.
Cách phòng ngừa, cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên để phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng. Giữa vô số sản phẩm được quảng cáo có tác dụng phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, giới chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn sản phẩm của công ty uy tín, có thành phần đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng, nhiều người sử dụng cho kết quả tốt và đã được công nhận qua các giải thưởng lớn. Tiêu biểu là bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan và gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan. Khả năng kháng khuẩn của nano bạc đã được các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy, để nói không với bệnh tay chân miệng thì bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh hãy kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược “trong uống - ngoài bôi”, có chứa nano bạc.
Tuệ Đan
TPBVSK Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus hay người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.
Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn…
Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” cốm và gel Subạc cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình!
Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC
Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024.37757240.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN
* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn