- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mọc mụn nước
Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Nguy cơ bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa nóng
Đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng?
Trẻ bị tay chân miệng nên xử lý như thế nào?
Từ cuối tháng 3 đến nay, các bệnh viện lớn trong cả nước ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm tháng trước, trong đó số ca bệnh nặng cũng có xu hướng gia tăng. Tại Bình Định, có trường hợp bệnh nhi 19 tháng tuổi tử vong với chẩn đoán TCM độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng tiếp nhận 1 bệnh nhi 15 tháng tuổi trong tình trạng nguy kịch do bệnh tay chân miệng. 3 ngày trước khi nhập viện, bé có biểu hiện sốt cao kèm theo nôn ói, giật mình chới với nhưng gia đình chủ quan, không đưa bé đi khám.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa có vaccine dự phòng. Bệnh dễ lây truyền qua 2 đường, chủ yếu qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu bị tay chân miệng sau đây, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần cách ly con với các trẻ khác, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách.
Giai đoạn ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài khoảng 3-7 ngày. Các dấu hiệu ở giai đoạn này thường không rõ rệt, khiến cha mẹ chủ quan hoặc dễ nhầm với bệnh viêm đường hô hấp khác. Một số trẻ có triệu chứng sốt (hầu như chỉ sốt nhẹ thoáng qua), đau họng, miệng tiết nhiều nước bọt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ. Đôi khi phụ huynh có thể sờ thấy hạch ở cổ và dưới hàm của trẻ.
Giai đoạn khởi phát
Các ban hồng của bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện từ miệng và lòng bàn tay của trẻ
Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng, trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước, trước hết ở trong miệng sau đó tới lòng bàn tay, bàn chân của trẻ.
Các vết loét phía trong miệng có thể bị loét, gây đau đớn khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc, thường xuyên kêu đau. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Một số trẻ không có triệu chứng sốt và có thể mọc mụn nước tay ở mông hoặc cơ quan sinh dục.
Giai đoạn toàn phát
Trẻ có thể lây bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước
Thời kỳ toàn phát của bệnh tay chân miệng có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình nặng hơn như loét miệng, phát ban dạng phỏng nước toàn thân. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ dễ bị sốt cao, nôn ói và có nguy cơ gặp các biến chứng về hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp.
Một số triệu chứng sau báo hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng và cần được chăm sóc tại các cơ sở y tế:
Quấy khóc liên tục kéo dài
Trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay.
Sốt cao liên tục không hạ
Trẻ sốt cao do tay chân miệng cần được nhập viện điều trị kịp thời
Trẻ bị tay chân miệng độ 2 thường có triệu chứng sốt cao trên 39 độ hoặc sốt trên 2 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Thay vào đó, trẻ cần được nhập viện điều trị để không xuất hiện những biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, mạch chậm…
Hay giật mình
Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gây các biến chứng trên hệ thần kinh của trẻ. Cha mẹ cần chú ý theo dõi tần suất trẻ bị giật mình (giật mình trên 2 lần trong 30 phút).
Trẻ mắc tay chân miệng cấp độ nặng có thể giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ, nảy người (không giống với giật mình khi ngủ sâu), đi không vững hoặc loạng choạng, tay chân yếu, người run.
Bình luận của bạn