1.1
2

Xã hội phát triển giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao đáng kể, từ đó con người càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, thể dục điều độ thì bổ sung các loại TPCN đang được quan tâm. Thế nhưng, bản chất của TPCN đang bị hiểu chưa đúng dẫn đến những cái nhìn sai lệch. Do đó, người dân cần có nhận thức đúng để đánh giá và đặt TPCN vào đúng vị trí của nó.

Tạp chí Sức khỏe+ (SK+) và ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền (A10), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có cuộc trao đổi về những vấn đề xung quanh TPCN - loại thực phẩm nằm trong giới hạn giữa thực phẩm truyền thống và thuốc.

3

Trong những năm gần đây, “thực phẩm chức năng” đã trở thành một cụm từ khá thông dụng trong đời sống thường nhật. Và trên thực tế, những sản phẩm này đã đem lại không ít lợi ích cho người tiêu dùng trong việc phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật.

Như chúng ta đã biết có rất nhiều định nghĩa về TPCN. Thế nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản, TPCN là thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm truyền thống (Food) và thuốc (Drug). Trong quan niệm của dinh dưỡng và y học cổ truyền là “dược thực đồng nguyên”, tức là thức ăn và thuốc có cùng nguồn với nhau. Vị bác sĩ nổi danh nhất của thời cổ Hy Lạp là Hippocrates cũng nói như vậy: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn", ngụ ý rằng những gì bạn ăn có thể điều trị và thậm chí ngăn ngừa bệnh tật. Chính vì vậy, khi nhắc đến TPCN chúng ta thường cảm giác rất gần gũi.

Hiện nay, có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của TPCN trên thế giới và tại Việt Nam là điều rất đáng mừng. Theo một thống kê ở Mỹ từ năm 2013-2022, doanh thu từ TPCN đã tăng từ 212 tỉ USD lên 320 tỉ USD. Ở Việt Nam, tôi có thể dùng từ “bùng nổi” về TPCN, nếu năm 2.000 mới chỉ có 13 doanh nghiệp nhập khẩu TPCN với 63 sản phẩm. 

4

Với những thống kê này cho thấy tín hiệu đáng mừng của ngành TPCN. Thế nhưng, tôi cho rằng nó cũng đi kèm với “báo động” bởi với thị trường TPCN “nở rộ như hoa mùa xuân” này thì việc xuất hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng là khó tránh khỏi.

5

Trên thực tế, TPCN cũng như thuốc y học cổ truyền đều mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng. Điều đầu tiên, dùng TPCN cung cấp các chất dinh dưỡng, hoạt chất, vitamin, nguyên tố vi lượng mà cơ thể chúng ta đang thiếu. Mặc dù hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì đời sống vật chất cũng ngày càng đầy đủ hơn. Thế nhưng nhiều người có thói quen ăn uống lệch lạc, kiêng khem quá mức, người cao tuổi sức hấp thu kém… vẫn có nguy cơ cao thiếu chất. Lúc này, TPCN sẽ giúp bổ sung những yếu tố còn thiếu với mục đích giúp cơ thể đủ chất và trở lại trạng thái cân bằng.

6

Thứ hai là TPCN giúp hỗ trợ dự phòng và điều trị. Dự phòng có nghĩa là chúng ta phải có những tiên đoán, tiên lượng trước rằng cơ thể mỗi người trong tương lai có nguy cơ mắc bệnh gì. Người xưa thường có quan điểm “trị vị bệnh”, tức là trị bệnh khi bệnh chưa phát. Còn trong y học hiện đại thường gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thế nhưng tôi thấy nhiều khi người dân vẫn đang xem thường việc phòng bệnh, chính vì vậy cần nâng cao hơn nữa nhận thức về dự phòng bệnh tích cực.

Về vấn đề hỗ trợ điều trị, tất nhiên, khi mắc bất kì bệnh nào thì bạn sẽ phải dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn. Khi sử dụng các loại thuốc tân dược, tác dụng của nó sẽ rất nhanh và mạnh. Thế nhưng, người mắc bệnh mạn tính - bệnh thường kéo dài, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà bùng phát từng đợt - có thể dùng tân dược suốt được không? Bởi nếu dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Khi dùng TPCN đúng - trúng sẽ giúp giảm bớt liều thuốc tây y và sau đó, nó sẽ có nhiệm vụ củng cố và hỗ trợ dự phòng tái phát bệnh.

Thứ ba, TPCN giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đây là vai trò tôi cho rằng cực kỳ quan trọng. Cổ nhân cho rằng: "Chính khí tồn nội, tà bất khả can", nghĩa là sức đề kháng và sức miễn dịch tốt thì mầm bệnh không thể xâm phạm vào cơ thể được.

7

Như bạn đã biết, hiện nay TPCN nhận được khá nhiều sự ủng hộ và tin dùng của người bệnh cũng như các chuyên gia. Tuy nhiên, những quan điểm về TPCN cũng có rất nhiều, trong đó câu hỏi thường được nhắc đến nhiều nhất là “dùng TPCN có cần hướng dẫn của bác sĩ không?”.

Như tôi nói ở trên, TPCN gồm có hai phần gồm thực phẩm và phần còn lại tạm gọi là “thuốc”. Tôi cho rằng, cả hai phần này đều cần sự tư vấn của người có chuyên môn như bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và dược sĩ. Bởi ngay từ đồ ăn, thức uống truyền thống hàng ngày cũng phải có hướng dẫn, đặc biệt với những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh lý nào đó. Như chúng ta đã biết bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn đường huyết, gout, loãng xương… đang gia tăng với tốc độ khủng khiếp. Đối với những đối tượng này dứt khoát phải dùng thực phẩm theo sự tư vấn, hướng dẫn của chuyên gia.

Một vấn đề khác, thầy thuốc sẽ là người giúp người dùng lựa chọn loại TPCN phù hợp. Quan điểm của y học cổ truyền cho rằng cần phải “biện chứng luận trị”, tức là tùy người mà dùng, tùy lúc mà dùng và tùy nơi mà dùng. Tùy vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, thể chất, tính chất bệnh lý của mỗi người sẽ dùng sản phẩm TPCN khác nhau.

8

Thực tế, vì cái lợi trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra thị trường sản phẩm không có chất lượng, ngang nhiên dùng những lời có cánh như thần dược, thuốc… để bán hàng. Thời gian qua, tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, với hình thức ngày càng mới mẻ và tinh vi. Việc lấy danh nghĩa bác sỹ, bệnh viện hay hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo TPCN trên mạng xã hội nhằm tạo niềm tin cho người bệnh. Nhưng thực chất lại không chỉ tư vấn sai về chuyên môn, bán thuốc trá hình, mà nhiều khi còn làm người bệnh còn bỏ lỡ thời điểm chữa bệnh tốt nhất khiến bệnh càng nặng thêm.

Lý do khác cho thấy tầm quan trọng của sự hướng dẫn của thầy thuốc khi dùng TPCN là người bệnh cần phải được tư vấn cách dùng, thời gian dùng phù hợp với thể trạng cơ thể. Nhiều người cho rằng có thể dùng TPCN triền miên, kéo dài. Tuy nhiên, tôi cho rằng quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác, người ta thường có câu “thái quá thì bất cập”. Vì vậy, cần phải tùy người mà dùng, tùy thời gian mà dùng và tùy nơi mà dùng. Tôi lấy ví dụ thế này, với những người có bệnh lý nền mà thể trạng suy yếu, lúc này họ cần một giải pháp tốt cho bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể thì việc dùng TPCN kéo dài là cần thiết. Thế nhưng với những người khác không cần phải dùng kéo dài, thay vào đó nên dùng thành từng đợt và mỗi đợt có thể giảm liều đi tùy vào tính chất và tình trạng bệnh lý khác nhau.

9
 
10

Trước hết người tiêu dùng nên có thói quen tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng TPCN phù hợp với cơ thể mình. Các loại TPCN, nhất là TPCN có nguồn gốc từ y dược học cổ truyền là yếu tố rất cần thiết cho sức khỏe chung của cơ thể, đặc biệt là đối với người cao tuổi, trẻ em, người mới ốm, phụ nữ sau sinh, người có nhiều bệnh lý mạn tính…

Theo quy luật của y học cổ truyền là "sinh lão bệnh tử", cơ thể chúng ta sinh ra lớn lên và khỏe mạnh, nhưng từ 40 tuổi trở lên “khí vơi đi một nửa”, có nghĩa là sức đề kháng của cơ thể, công năng của các tạng phủ dần suy giảm. Khi sức đề kháng suy yếu sẽ là “mảnh đất màu mỡ” để phát sinh ra rất nhiều các bệnh lý nền khác nhau. Hiện nay đời sống vật chất của chúng ta không hề thiếu thốn như xưa, nhưng nhiều trẻ nhỏ vẫn còi xương, cha mẹ mắc hàng loạt các vấn đề bệnh lý hiện đại. Vậy thì không có lý do gì mà chúng ta lại không tìm đến TPCN để giúp tăng cường sức khỏe.

11
 

Thứ hai, khi sử dụng TPCN người tiêu dùng cần phải thông thái và khôn ngoan. Hiện nay thị trường TPCN đang nở rộ như hoa mùa xuân, trong đó sẽ có những hoa rất thơm nhưng lại cũng có loại hoa rất độc. Vì vậy, trước khi chọn và sử dụng TPCN nào, người tiêu dùng nên đặt ra mười câu hỏi: Thành phần mang lại hiệu quả chức năng của sản phẩm là gì, có sẵn trong thực phẩm hay bổ sung vào; Hiệu quả của sản phẩm ra sao, có nghiên cứu nào xác nhận lợi ích này hay không; Nhà sản xuất có phải là một công ty có tiếng tăm tốt, đáng tin cậy không; Trên nhãn có ghi hàm lượng các thành phần trong thực phẩm là bao nhiêu không; Thành phần bổ sung vào thực phẩm như thế nào, có những thực phẩm nào ảnh hưởng đến sự hấp thu thành phần chức năng này không; Thành phần chức năng bổ sung vào thực phẩm dưới dạng sinh học nào, có ở dưới dạng dễ hấp thu hay dễ chuyển hóa không; Đặc điểm dinh dưỡng của TPCN có phù hợp với mục tiêu sức khỏe mà người sử dụng mong muốn không; So sánh giá cả của TPCN với thực phẩm thông thường, giá có tương xứng với thành phần chức năng mang lại lợi ích cho người sử dụng không; Cách thức chế biến thực phẩm (nóng, lạnh) hay cách bảo quản có ảnh hưởng đến hiệu quả chức năng của thực phẩm không.

Thứ 3, cần có sự tư vấn từ các chuyên gia. Thông tin từ những quảng cáo trên các phương tiện thông tin, các nghệ sĩ hay truyền tai từ người bệnh này qua người khác có độ tin cậy rất thấp. Thay vào đó bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về sản phẩm đó. Tôi cho rằng hệ thống thông tin đại chúng của chúng ta cũng nên tuyên truyền sâu rộng hơn về tầm quan trọng của việc tư vấn của các chuyên gia trước khi dùng TPCN cho người dân.

Thứ 4, cần phải luôn lắng nghe cơ thể mình. Khi dùng TPCN cho bệnh thì phải luôn “nghe ngóng”. Đầu tiên, có thể dùng liều lượng thấp hơn 1 chút, sau đó tăng liều dần và nếu tăng nhiều thì cần có sự tư vấn của chuyên gia. Ban đầu, sau khi uống xong nếu cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, mọi thứ thanh thoát, bệnh nền đỡ thì TPCN đó hợp. Thế nhưng, sau khi dùng xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng, mẩn ngứa, đầy bụng, người mệt thì cần xem chừng. Lúc này, người dùng cần xem sản phẩm có hợp không, có phải sản phẩm kém chất lượng không, sản phẩm chức năng có trộn tân dược không. Thực tế hiện nay, có những TPCN được quảng cáo làm từ thảo dược và các hoạt chất thảo dược 100% nhưng kỳ thực thì nó lại trộn cả thuốc tân dược. Vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy dấu hiệu bất thường là phải dừng lại. Một là lựa chọn sản phẩm khác hoặc tìm đến chuyên gia để nhờ tư vấn.

12.1
14
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện