Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ phòng, chống dịch

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 ngày 29/5 - ảnh baochinhphu

Bộ Y tế thay đổi chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang

Thêm 87 ca COVID-19 mới, TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm 500.000 người

TP.HCM ghi nhận thêm 21 ca COVID-19 cùng chuỗi lây nhiễm

Quỹ vaccine phòng COVID-19 tiếp nhận 185 tỷ đồng tiền ủng hộ

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ  Đức Đam trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, chỉ  đạo chung trên "mặt trận" chống dịch COVID-19.

Ở “mặt trận” TPHCM, Thủ tướng đề nghị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, ngoài công việc được phân công, trực tiếp theo dõi, cùng chỉ đạo lãnh đạo TPHCM trong lúc này.

Đối với địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang là những địa bàn công nghiệp, sản xuất công nghiệp, tổ chức sản xuất liên quan đến công thương, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo công việc phòng, chống dịch, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh tại hai tỉnh này.

Còn ở Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo; các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với thành phố trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với những vấn đề lớn, phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành sẽ trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Đối các cơ quan, đơn vị, địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng, đi đôi với kiểm tra giám sát. Vừa qua, tại những địa bàn trọng điểm, Trung ương đã lập các tổ công tác về phối hợp trên tinh thần chặt chẽ, có hiệu quả và thực tế cũng đã chứng minh hiệu quả. Đồng thời vừa làm phải vừa hoàn thiện các thể chế, các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình chống dịch một cách căn cơ, bài bản và có hệ thống, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, nóng vội. Về mặt thể chế, quy định phải hoàn thiện, việc biên soạn thành lý luận để phát huy, phổ biến, không để bị động, lúng túng.

Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm với phương châm “BA KHÔNG: Không nói thiếu tiền, không nói thiếu nguồn nhân lực, không nói thiếu thể chế và phương tiện vật chất, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc men,… Trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành quyết định những vấn đề trong thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Minh Minh H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn