Thưa Thủ tướng, đây ạ!

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian tới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Hướng dẫn mới chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, tăng hạn dùng vaccine Moderna

Tại sao xơ vữa động mạch có thể gây đau đầu, tai biến, đột quỵ?

Thủ tướng: Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh

6 thực phẩm bổ sung estrogen tốt nhất cho chị em

Điều này xuất phát từ việc Thủ tướng rất quan tâm tới dư luận xã hội. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là một kênh giúp Thủ tướng tiếp nhận phản ánh dư luận xã hội qua báo chí để Thủ tướng kịp thời chỉ đạo xử lý ngay những bất cập nảy sinh.

Từ phản ánh của báo Vietnamnet mà Cổng Thông tin điện tử Chính phủ điểm tin báo cáo với Thủ tướng, về việc “Thủ tục cứng nhắc, người dân tự xoay sở mua thuốc điều trị COVID-19”, Thủ tướng đã có ngay chỉ lệnh (ngày 2/3) cho Bộ Y tế hướng dẫn cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng chống COVID-19.

Theo như báo Vietnamnet phản ánh thì trên thực tế, từ thời điểm thuốc Molnupiravir chính thức được đưa ra bán ở các cửa hàng dược phẩm, lượng người mua được không nhiều. Lý do là người dân không đáp ứng đủ quy định như phải có giấy xác nhận F0, có đơn thuốc do bác sỹ ký tên. Báo này cũng dẫn lời một chuyên gia dịch tễ cho rằng, bán thuốc kháng virus theo đơn bác sỹ kê là đúng. Nhưng với điều kiện dịch COVID-19, quy định này trở nên quá khó khăn, nhiêu khê. Bác sỹ nào được quyền kê đơn này, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể, còn nếu chờ giấy xác nhận F0 của địa phương thì đã muộn vì thuốc chỉ dùng trong những ngày đầu mắc COVID-19. Từ nội dung phản ánh trên báo chí, Thủ tướng đã có ngay chỉ đạo kịp thời, trúng vấn đề là phải tạo điều kiện cho người bệnh thuận lợi tiếp cận thuốc chữa bệnh.

ttg-lang-nghe-y-kien-cua-cac-thanh-vien-cp-16462886214661662138278

Thủ tướng rất quan tâm lắng nghe ý kiến của các bên và cả phản ánh từ báo chí về công tác phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Sở Y tế Hà Nội đã “hưởng ứng” ngay chỉ đạo của Thủ tướng bằng việc ban hành công văn (ngày 3/2) chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc tại thủ đô phải tuân thủ quy định về "Thực hành tốt bảo quản thuốc", "Thực hành tốt phân phối thuốc", "Thực hành tốt bán lẻ thuốc", thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn. "Chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, tư vấn nguy cơ - lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc và cập nhật ngay dữ liệu xuất nhập vào hệ thống dược quốc gia. Tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc tăng cao", văn bản Sở Y tế Hà Nội yêu cầu.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có quy định, thuốc chứa Molnupiravir được cấp phép có điều kiện, cần tiếp tục theo dõi về hiệu quả, an toàn của thuốc. Việc sử dụng thuốc cần có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế.

photo-1-1646039551095532340665

Thuốc điều trị COVID-19 chỉ được bán cho người F0 khi có đơn thuốc của bác sỹ (ảnh Tuổi trẻ)

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, về nguyên tắc điều trị người bệnh COVID-19, thuốc Molnupiravir không sử dụng cho người mắc không có triệu chứng. Thuốc Molnupiravir được sử dụng để điều trị bệnh nhân COVID-19 từ 18 tuổi trở lên, mức độ bệnh nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Thuốc Molnupiravir sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Thuốc Molnupiravir được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do lo ngại nguy cơ độc tính của thuốc trên thai nhi, trên xương, sụn.

 

 

Theo như hướng dẫn của Bộ Y tế thì những người cần phải sử dụng thuốc Molnupiravir đều đang thuộc diện phải tự cách ly theo dõi nên thật khó để đáp ứng đòi hỏi về thủ tục như thế để mua được thuốc! Vô hình chung, quy định như vậy lại khuyến khích F0 bôn ba ra ngoài xã hội! Đành rằng cơ quan quản lý có lý do để ban hành quy định như vậy, như văn bản của Sở Y tế Hà Nội thì đó là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội. Nhưng nếu đặt mình vào trường hợp là F0, hẳn người ban hành quy định ấy cũng thấy mệt mỏi khi muốn có thuốc điều trị.

Thủ tướng luôn nhấn mạnh yêu cầu đối với cơ quan quản lý nhà nước là không đặt ra quy định gây khó khăn cho người dân. Ở đây lại còn là người bệnh. Nếu thật sự quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, trách nhiệm cao nhất với người dân, thì những người có trách nhiệm của ngành Y tế khi ban hành những thủ tục hành chính cần đặt mình vào vị thế của người bệnh để xem xét, cân nhắc, trước hết là hãy thương cho người bệnh! 

"Lương y như từ mẫu" cũng có nghĩa là đừng bắt người bệnh phải chịu đựng những thủ tục hành chính nhiêu khê, cứng nhắc!

Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn