Ngoài sữa, trứng, đây là 5 thảo dược giúp xương chắc khỏe

Ngoài thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, các loại thảo dược cũng cung cấp nhiều calci, magne, silic, boron...

Đâu là nguyên nhân khiến bạn bị thiếu calci?

Tại sao người cao tuổi bổ sung calci mà vẫn không thấy hiệu quả?

Bổ sung calci có giúp xương gãy nhanh lành?

Lùn đi khi già nguy hiểm hơn tưởng tượng

Dưới đây là 5 loại thảo dược cung cấp những khoáng chất và vitamin cần thiết để giúp xương chắc khỏe:

Tầm ma gốc lạ (Nettles)

Tầm ma gốc lạ là loài cây lâu năm thuộc bản địa của châu Âu và được cư dân nơi đây sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị viêm khớp. Đây là một nguồn calci, silic, boron và magne dồi dào, nó cũng chứa nhiều vitamin C, D, K để cải thiện sự hấp thụ calci, giúp xương chắc khỏe hơn.

Cây linh thảo (Alfalfa)

Cây linh thảo trong tiếng Ả Rập nghĩa là “cha của các loài thảo dược”, nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương phát triển chắc khỏe như: Cali, magne, boron, silic và kẽm. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin D và K, đặc biệt lợi cho bệnh xương khớp gây ra bởi hormone nữ (đối với nữ giới).

Chẽ ba đỏ (Red Clover)

Giống như cỏ linh lăng, chẽ ba đỏ cũng là nguồn khoáng chất và phytoestrogen có giá trị đặc biệt cho phụ nữ loãng xương. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2014, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ chẽ ba đỏ có tốc độ mất xương cột sống chậm hơn đáng kể so với những phụ nữ chỉ dùng giả dược.

Thân, cuống/rơm yến mạch (Straw Oat)

Thân hay cuống bỏ đi của yến mạch rất giàu khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Nó được tìm thấy trong công thức thảo dược để chữa lành các xương bị gãy. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để giảm lo lắng và tăng khả năng sinh sản.

Cỏ đuôi ngựa (Horsetail)

Cỏ đuôi ngựa là nguồn thực vật giàu silic nhất. Silic là một khoáng chất cần thiết cho duy trì sức khỏe móng, tóc và xương. Một nghiên cứu ở Italia cho thấy, phụ nữ bị loãng xương có thể cải thiện mật độ xương sau khi tiêu thụ chiết xuất từ cỏ đuôi ngựa trong vòng 1 năm.

Bởi vì cỏ đuôi ngựa có chứa một lượng nicotin đáng kể, nên nó không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Nguồn thực vật cung cấp silic khác có thể kể tới là hạnh nhân, hạt lanh, hạt hướng dương, ngũ cốc, chuối và măng tây.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất