Đâu là nguyên nhân khiến bạn bị thiếu calci?

Calci giúp hệ thần kinh, tim mạch và các cơ bắp hoạt động hiệu quả

Tại sao người cao tuổi bổ sung calci mà vẫn không thấy hiệu quả?

Vitamin D3 có vai trò gì với xương khớp?

Bổ sung calci có giúp xương gãy nhanh lành?

Đàn ông có cần bổ sung calci không?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Không bổ sung đủ chất trong chế độ ăn là nguyên nhân cơ bản nhất khiến bạn bị thiếu calci. Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung đủ calci trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm các thực phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa đậu nành), pho mát ít béo, sữa chua, bánh mì, các loại rau củ, trái cây.

Nếu vẫn không thể cung cấp đủ calci trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung calci và vitamin D từ các loại thực phẩm chức năng.

Bạn có thể bổ sung calci từ sữa, pho mát, rau củ...

Thiếu vitamin D

Vitamin D là thành phần quan trọng giúp ruột có thể hấp thụ tốt calci. Chính vì vậy, nếu bị thiếu vitamin D hoặc cơ thể sử dụng vitamin D không hiệu quả (rối loạn chức năng thận), bạn có thể bị thiếu calci.

Các thực phẩm như các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu), các loại ngũ cốc, sữa, nước cam, các loại rau xanh (đặc biệt là rau chân vịt)… có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể. Bạn cũng nên tiếp xúc với ánh mặt trời hàng ngày lúc rạng sáng hoặc chiều tối.

Tác dụng phụ từ một số loại thuốc

Một số loại thuốc nhất định có thể làm giảm nồng độ calci trong máu bằng cách làm giảm lượng calci lưu trữ trong cơ thể hoặc khiến cơ thể không thể hấp thụ calci. Các loại thuốc có thể gây ra tình trạng này bao gồm: Thuốc lợi tiểu (làm tăng lượng calci mất đi qua nước tiểu), một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống động kinh hay thuốc ức chế bơm proton.

Ảnh hưởng từ một số tình trạng sức khỏe

Suy tuyến cận giáp có thể làm ảnh hưởng tới nồng độ calci trong máu. Cụ thể, tuyến cận giáp sản xuất các hormone giúp duy trì sự cân bằng calci và phospho trong cơ thể. Tuyến cận giáp bị suy yếu có thể gây ra các rối loạn nội tiết, gây suy giảm nồng độ calci.

Rối loạn chức năng thận cũng có thể làm giảm nồng độ calci do nồng độ cao calci đã bị bài tiết qua nước tiểu. 

Bạn nên lưu ý: Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ để biết lượng calci, vitamin D cần bổ sung phù hợp. Các khuyến nghị bổ sung calci hiện nay là 1.000 mg/ngày với Phụ nữ 1.300mg/ngày với nam giới.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng