Năm 2021 được đánh giá sẽ có nhiều đột phá quan trong trọng lĩnh vực dinh dưỡng
Kỹ thuật số: Xu hướng tất yếu của ngành y tế
Xu hướng thực phẩm chức năng 2020: Các nguyên liệu tăng cường miễn dịch
Năm 2020: Sự “lên ngôi” của sản phẩm tăng cường miễn dịch
4 xu hướng tập thể dục mới bạn nên thử trong năm nay
Dựa trên tổng hợp từ 7 báo cáo, nghiên cứu cũng như các phát hiện trên nền tảng thông tin chi tiết, độc quyền về người tiêu dùng của Công ty ADM (Mỹ), các chuyên gia đã đưa ra dự đoán về 5 thay đổi trong xu hướng thực phẩm chức năng năm 2021.
Vince Macciocchi, đại diện ADM cho biết: “Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao với các loại thực phẩm, đồ uống giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện tâm trạng. Điều này có thể do sự căng thẳng tăng cao trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhìn chung, 2021 sẽ là một năm đổi mới, đánh dấu bởi những đột phá đáng kể trong lĩnh vực dinh dưỡng”.
Chủ động tiếp cận với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
Nghiên cứu của ADM cho thấy, 31% người tiêu dùng có xu hướng chọn mua các mặt hàng phù hợp hơn với sức khỏe; 50% cho biết họ ưu tiên hơn cho các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe.
Xu hướng này có thể tạo ra cơ hội mới cho các sản phẩm giàu dưỡng chất, với các chức năng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng và duy trì năng lượng.
Sản phẩm tăng cường miễn dịch
Sản phẩm tăng cường miễn dịch được dự đoán vẫn "hot" trong năm 2021
Dự đoán, trong năm 2021, các sản phẩm thực phẩm, đồ uống sẽ thu hút được sự quan tâm từ thị trường thực phẩm chức năng, đặc biệt là vai trò của các nguyên liệu cụ thể có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.
Dịch Covid-19 được coi là một lời nhắc nhở, khiến người tiêu dùng nhận thức rõ sức khỏe có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Do đó, ngày càng nhiều người tìm tới các sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch để chuẩn bị tốt hơn trước nguy cơ bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng, có tới hơn 50% người tiêu dùng cho biết họ dùng nhiều thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung hơn để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch trong năm 2020.
Dự đoán, mối quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe miễn dịch sẽ tiếp tục là trọng tâm hàng đầu của ngành y tế, sức khỏe trong năm 2021. Theo đó, thay vì tập trung vào điều trị bệnh, nhiều người tiêu dùng đang chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tăng cường miễn dịch.
Để đáp ứng với nhu cầu này, ngành công nghiệp thực phẩm, thực phẩm chức năng có thể chú trọng hơn vào các sản phẩm bổ sung dưỡng chất (như kẽm, selen, vitamin C và vitamin D) giúp hỗ trợ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Các nhà sản xuất nên chú trọng vào sản phẩm bổ sung dưỡng chất
Thêm vào đó, thực phẩm chức năng từ thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, ví dụ như các sản phẩm chứa cây cơm cháy, hoa cúc tím, nghệ, gừng và hoàng kỳ (astragalus) cũng đang là các sản phẩm bán chạy.
Các thành phần hướng tới mục đích sức khỏe rõ ràng cũng là xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ví dụ tiêu biểu có thể kể tới dầu olive giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, trà kombucha giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh...
Sản phẩm cải thiện sức khỏe tinh thần
Bên cạnh tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tinh thần cũng trở thành ưu tiên của nhiều người tiêu dùng.
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng… nhưng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất có thể giúp hỗ trợ phần nào sức khỏe tinh thần của bạn.
Theo đó, nhiều chuyên gia khuyến khích bạn nên có chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa, các vitamin (các vitamin nhóm B), khoáng chất (kẽm, magne), chất xơ, chất béo lành mạnh (các acid béo omega-3) và các hợp chất có hoạt tính sinh học khác (như probiotics) để cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đặc biệt, các loại đồ uống có chứa các thành phần adaptogen (như sâm Ấn Độ, nấm linh chi…) giúp giảm căng thẳng, stress cũng được đánh giá là sẽ ngày càng phổ biến hơn trong năm 2021.
Mối quan tâm tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
Theo nghiên cứu của The Hartman Group (Mỹ), hơn 2/3 (65%) người tiêu dùng muốn tạo ra các tác động tích cực đến môi trường thông qua hành động hàng ngày của họ. Đây là lý do chính khiến 32% người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc an toàn, thân thiện với môi trường.
Theo đó, để đáp ứng xu hướng của người tiêu dùng, các công ty, doanh nghiệp cũng nên thể hiện cam kết phát triển bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành và có trách nhiệm hơn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu. Một vài gợi ý có thể bao gồm các phương thức canh tác mới (như nông nghiệp tái sinh), sử dụng các vật liệu có nguồn gốc thực vật có thể tái tạo (như bột ngô và rong biển) để làm bao bì sản phẩm…
Hệ vi khuẩn đường ruột ngày càng được quan tâm
Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới hệ vi khuẩn đường ruột
Theo Euromonitor (Anh), khoảng 25% người tiêu dùng toàn cầu đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa. Trong số đó, 50% cho rằng các tình trạng này có tác động lớn tới sức khỏe tổng thể.
ADM cho biết: “Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng khiến người tiêu dùng có cách tiếp cận toàn diện hơn với sức khỏe, bao gồm cả việc hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột với sức khỏe tổng thể”.
Điều này tạo ra “mảnh đất màu mỡ” cho các sản phẩm prebiotics, probiotics, postbiotics - các sản phẩm hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường trao đổi chất, quản lý cân nặng, hỗ trợ miễn dịch và cải thiện tâm trạng.
Sản phẩm có nguồn gốc thực vật đang ngày càng được quan tâm
Trên toàn cầu, khoảng 56% người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Theo kết quả nghiên cứu người tiêu dùng của ADM, các sản phẩm bổ sung protein thay thế đạm động vật đang ngày càng trở nên phổ biến.
ADM cũng ghi nhận sự gia tăng và phát triển liên tục của các sản phẩm thay thế thịt được áp dụng các công nghệ chế biến, sản xuất mới (ví dụ như công nghệ lên men protein).
Với các sản phẩm thay thế sữa động vật, các chuyên gia đánh giá các sản phẩm cung cấp nhiều protein, có bổ sung vitamin, khoáng chất hay các chế phẩm sinh học khác (như probiotics) sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, nổi bật hơn trên thị trường.
Minh bạch trong sản xuất, phân phối sản phẩm để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng
Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng đang mong đợi sự minh bạch của nhà sản xuất trong toàn bộ quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng cũng đánh giá cao các sản phẩm có nguồn gốc địa phương vì họ tìm được sự rõ ràng, hiểu rõ được các sản phẩm mình dùng tới từ đâu.
Khảo sát vào tháng 2/2020 của Euromonitor cho thấy 26% người tiêu dùng trên toàn cầu có thói quen tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trên nhãn. 73% người tiêu dùng trên toàn cầu đồng ý rằng họ cảm thấy yên tâm hơn với các công ty minh bạch về địa điểm và cách thức sản xuất, phát triển sản phẩm, ADM lưu ý.
Bình luận của bạn