Hãy cẩn thận vì bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cùng lúc không phải lúc nào cũng tốt!
Thực phẩm giàu probiotics có thể giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Bổ sung quá nhiều probiotics có ảnh hưởng gì tới cơ thể?
Bảo quản probiotics thế nào để đảm bảo các lợi ích sức khỏe?
Các lưu ý khi bổ sung probiotics để mang lại hiệu quả tối ưu
Tại sao bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cùng lúc chưa chắc đã tốt hơn?
Bổ sung probiotics (hay các lợi khuẩn đường ruột) là cách tốt để cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung probiotics vì không phải cứ bổ sung thật nhiều chủng, liều cao CFU (đơn vị tạo khuẩn lạc)… mới tốt cho sức khỏe.
Bạn nên chú ý tới chủng lợi khuẩn nếu muốn tăng hiệu quả bổ sung probiotics
Theo bác sỹ Robert Rountree (người Mỹ): “Nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn vì mỗi chủng lợi khuẩn lại có những lợi ích khác nhau. Trong số khoảng 8.000 chủng lợi khuẩn đường ruột đã được biết tới, mỗi chủng lại có những lợi ích khác nhau như tăng cường miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, tốt cho da hay giúp cải thiện tâm trạng”.
Trên thực tế, nếu không xác định chính xác được chủng lợi khuẩn và liều bổ sung cần thiết, có khả năng bạn sẽ bổ sung quá nhiều một số chủng mà cơ thể không cần. Điều này có thể khiến việc bổ sung probiotics trở nên kém hiệu quả, thậm chí là gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Nên bổ sung probiotics theo đúng mục đích
Dưới đây là một số chủng lợi khuẩn phổ biến và các lợi ích sức khỏe nổi trội mà chúng mang lại. Bạn nên chú ý đọc nhãn sản phẩm để tìm được sản phẩm probiotics phù hợp nhất với nhu cầu:
- Để tăng cường miễn dịch: Các chủng lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium lactis (đặc biệt là HN019) đều đã được chứng minh có thể giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ bạn trong mùa cúm, cảm lạnh.
- Để khắc phục tình trạng đầy bụng: Các chủng Bifidobacterium lactis (Bi-07), Bifidobacterium lactis (HN019) và Lactobacillus acidophilus (NCFM) đều đã được chứng minh có thể giúp kiểm soát tình trạng đầy bụng, táo bón.
- Để khắc phục tình trạng đầy hơi: Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể bổ sung Lactobacillus plantarum (DSM 9843) để làm dịu các triệu chứng khó chịu.
- Để giảm căng thẳng, stress: Chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (JB-1) có thể giúp giảm cảm giác căng thẳng bằng cách thúc đẩy nồng độ chất dẫn truyền thần kinh GABA trong cơ thể.
Bình luận của bạn