Các lưu ý khi bổ sung probiotics để mang lại hiệu quả tối ưu

Bổ sung probiotics có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, miễn dịch…

6 lợi ích của probiotics đã được khoa học chứng minh

Những tác dụng nổi bật của probiotics với cơ thể của bạn

Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ

Probiotics có lợi gì với sức khỏe con người?

Dưới đây là một số yếu tố bạn nên chú ý để việc bổ sung probiotics hiệu quả hơn:

Dùng đúng chủng probiotics phù hợp

Bạn nên trao đổi với bác sỹ để chọn đúng chủng probiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nhìn chung, có một số chủng probiotics phổ biến như Lactobacillus, Bifidobacterium, Saccharomyces…

Bổ sung đúng liều

Nhiều sản phẩm probiotics có thể chứa từ 1 - 100 tỷ CFU/liều (với CFU là đơn vị tạo khuẩn lạc). Tuy nhiên, tùy vào từng chủng probiotics mà liều lượng này cần tăng hoặc giảm để đạt hiệu quả cao hơn.

Bổ sung đúng liều probiotics sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

Theo bác sỹ Vincent M. Pedre (người Mỹ): “Tốt hơn hết, bạn nên chọn các sản phẩm bổ sung probiotics không chứa sữa, có chứa ít nhất 15 tỷ CFU cho mỗi chủng Lactobacillus và Bifidobacterium”.

Bảo quản đúng cách

Trên thực tế, probiotics là những lợi khuẩn sống. Do đó, chúng có thể bị chết đi nếu bạn thường xuyên để chúng tiếp xúc với ánh mặt trời, nhiệt độ không phù hợp. Nói cách khác, nếu không được bảo quản đúng cách, sản phẩm probiotics có thể bị giảm khả năng và hiệu quả.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Để probiotics phát huy hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, gồm nhiều thực phẩm lên men, thân thiện với hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, atiso… đều rất giàu chất xơ và là nguồn thức ăn tốt cho probiotics, cho phép chúng phát triển.

Ngược lại, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng xấu tới các lợi khuẩn đường ruột.

Nghỉ ngơi nhiều hơn để kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, stress mạn tính có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, làm giảm số lượng lợi khuẩn và gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể dẫn tới các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn nên cố gắng giảm căng thẳng, stress mạn tính bằng cách thử tập yoga, ngồi thiền, nghỉ ngơi nhiều hơn…

Chú ý tới thời gian bổ sung probiotics

Probiotics có thể bị ảnh hưởng bởi aicd dạ dày, khiến các lợi khuẩn bị chết đi trước khi xuống được tới ruột non. Do đó, hầu hết các sản phẩm probiotics được khuyên nên bổ sung khi đói, lúc lượng acid dạ dày ở mức thấp.

Cân nhắc kỹ việc sử dụng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của probiotics. Do đó, bạn nên tránh uống cả hai cùng thời điểm. Bạn cũng nên thông báo với bác sỹ về việc bổ sung probiotics khi đang dùng thuốc kháng sinh. Các bác sỹ có thể đưa ra lời khuyên về thời điểm uống, liều dùng… cho phù hợp.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng