Bụp giấm hay atiso đỏ có thực sự là thực phẩm chữa bệnh "thần diệu"?
Cách ngâm Atiso đỏ với mật ong chữa ho, cảm cúm cho trẻ
Lạm dụng Atiso: Coi chừng hại gan
Hà Nội: Sốt ngâm hoa bụp giấm chữa bách bệnh
Atiso vừa công vừa thủ
“Cơn sốt” bụp giấm (atiso đỏ)
Tại các chợ và các con đường Hà Nội, TP.HCM, hoa bụp giấm (Hibiscus sabdariffa, roselle, hoa atiso đỏ...) luôn được săn đón nồng nhiệt và cháy hàng. Từ người bán đến kẻ mua đều truyền tai nhau về công dụng chữa bách bệnh của loại hoa này, tạo nên “cơn sốt” ngâm bụp giấm để uống.
Theo nhiều người bán hàng, hoa bụp giấm thường được nhập từ các tỉnh như Lào Cai, Buôn Mê Thuột, Đồng Nai, Kiên Giang. Tại một xe bán hoa bụp giấm trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội), khi được hỏi về công dụng của hoa bụp giấm, người bán hàng lập tức lấy smartphone và cho khách xem những bài báo “ca ngợi công dụng chữa bệnh thần kỳ” của loài hoa này, như là: Giải cảm, trị ho, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chống lão hóa, trị đái tháo đường, chữa bệnh thận và thậm chí là chữa bệnh ung thư.
Hoa bụp giấm có giá dao động chỉ từ 15.000 - 30.000 đồng/kg (Ảnh: P.Huy - Báo Phụ nữ)
Trên thế giới, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về hoa bụp giấm đã tập trung vào nhóm đối tượng mắc các vấn đề liên quan tới hội chứng chuyển hóa, trong đó đề cập đến các rủi ro sức khỏe bao gồm: Béo phì, lượng đường trong máu cao và tăng huyết áp (tất cả làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường).
Trong một vài nghiên cứu, một số nhà khoa học cho rằng, chiết xuất hoa bụp giấm có thể phần nào hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu và hỗ trợ điều trị chấy. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chưa đủ để chứng minh những lợi ích đó của hoa bụp giấm và cần thêm nhiều chứng cứ khoa học xác thực hơn nữa. Một số nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực tìm kiếm các hợp chất chống oxy hóa có trong hoa bụp giấm nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu khả quan nào.
Cho tới nay vẫn chưa có liều lượng bụp giấm được cho là tối ưu được thiết lập. Chính vì vậy, người tiêu dùng có thể nhận được những liều dùng khác nhau ở mỗi sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa bụp giấm của các nhà sản xuất khác nhau. Điều này gây khá khó khăn trong công tác quản lý của các ban ngành liên quan.
Chỉ nên coi bụp giấm là thực phẩm
Nhiều bác sỹ, chuyên gia sức khỏe cho biết, sử dụng hoa bụp giấm tươi hay các loại thực phẩm chức năng chứa thành phần hoa bụp giấm đều tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.
Hoa bụp giấm có thể dùng tươi hoặc khô, chế biến thành mứt, siro dùng như loại nước giải khát thanh nhiệt
Hoa bụp giấm cũng có độc tính (dù rất ít). Khi nghiên cứu trên loài chuột cho thấy khi sử dụng liều cao trên 5gr/1kg cân nặng, có tổn thương tinh hoàn ở chuột thí nghiệm và liều cao bụp giấm có thể gây tăng men gan.
Bụp giấm có vị chua, tính hàn nên hạn chế sử dụng đối với những người miễn dịch yếu, có bệnh viêm loét dạ dày, bụng dạ yếu. Đối với những bệnh nhân đang gặp những vấn đề về gan, nếu sử dụng liều bụp giấm cao có thể gây tăng men gan AST và ALT, gây rối loạn chỉ số hồng cầu.
Trà bụp giấm cũng có thể cản trở hoạt động của một số thuốc chống sốt rét.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, nên sử dụng hoa bụp giấm như là một loại thực phẩm thông thường. Nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng bụp giấm, đặc biệt khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Biết Tuốt H+
Đài hoa bụp giấm, một đài hoa khô có trọng lượng khoảng 1gr được ngâm vào nước sôi hoặc pha chung với các dược liệu khác, uống một lần vào buổi sáng hoặc hai lần/ngày cách nhau 8 giờ. Do độc tính tiềm năng, không nên sử dụng quá 2,2gr đài hoa mỗi ngày cho một người cân nặng khoảng 68kg. Ngoài ra, cần cẩn trọng sử dụng trên bệnh nhân huyết áp thấp.
- ThS.BS Nguyễn Văn Đàn
Bình luận của bạn