Tại sao nên cẩn trọng khi dùng phụ tử?

Chỉ sử dụng phụ tử khi có sự chỉ định của bác sỹ, thầy thuốc

Tử vong do uống trà thảo dược của người Mỹ gốc Hoa

Trà thảo dược: Bệnh nào trà đó!

Bạn có biết cách nhận biết người bị ngộ độc methanol?

Methanol có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực, mù vĩnh viễn

Phụ tử có tác dụng gì?

Phụ tử hay còn có tên gọi khác là ấu tàu, thảo ô, xuyên ô, ô đầu.... Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới nước ta. Cây trưởng thành cao khoảng 1 mét, lá cây có đường kính 5 -7 cm, hoa có màu tím đậm hoặc hơi xanh, mũ hoa hẹp dài hình cái mũ. Vì có hình hài hoa như vậy nên còn được gọi là “khăn đội đầu của thầy tu”.

Theo y học cổ truyền phụ tử có vị cay, hơi ngọt, tính nóng, có thể dùng uống để “hồi dương” trong những trường hợp cấp cứu như mạch gần như không có, mồ hôi ra nhiều, phong hàn thấp tý, thận dương hư bất túc, cước khí...

Cây phụ tử thường được sử dụng trong các bài thuốc trị thấp khớp, tim mạch

Người dân ở một số vùng núi cao cũng xem phụ tử như một vị thuốc quý. Họ cho rằng người già dùng phụ tử thì nâng cao được thể lực, bớt đau mỏi, ăn ngủ tốt; giới trung niên thì tăng cường khả năng sinh lý, gân xương chắc khỏe. Dạng dùng thông thường là rượu ngâm uống hằng ngày. Phụ nữ sau khi đẻ dùng ô đầu nấu cháo sẽ chóng lại sức, lao động được ngay.

Theo y học hiện đại thì phụ tử được dùng để làm thuốc giảm đau, chống co giật, co thắt, liệt mặt, chống sung huyết, đau nửa đầu và chống thoát mồ hôi khi thân nhiệt giảm. Sở dĩ phụ tử có tác dụng như vậy vì nó có nhiều loại alkaloid. Các chuỗi alkaloid này có chức năng chống kích thích bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh truyền cảm giác, vì vậy làm giảm cơn đau, chống co giật hiệu quả.

Sử dụng sai - là vị thuốc độc

Thành phần chính của phụ tử là aconitine – một chất có thể gây ra ngộ độc nặng khi vô tình ăn phải. Aconitine có thể gây nguy hiểm cho cơ thể tương tự như arsen, chì, amonic... Aconitine có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Cây phụ tử chứa aconitine - đây là một hóa chất cực độc

Chất độc trên phụ tử tập trung đậm nhiều nhất ở phần quả của cây, ngay cả cánh và mật hoa cũng chứa chất độc. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những người chăn cừu đã biết lấy chất độc từ cây phụ tử để tẩm vào mũi tên bắn chết chó sói. Cho nên cây hoa này còn được biết đến với cái tên là cây bả sói.

Khi bị ngộ độc aconitine người bệnh có các triệu chứng sau: Tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa da, nhìn mờ, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim hôn mê và sau đó là tử vong. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để giải độc aconitine, vì vậy khi bị ngộ độc các bác sỹ sẽ dùng thuốc để điều trị các triệu chứng do ngộ độc phụ tử gây ra như huyết áp thấp, tim đập nhanh...

Mọi người có thể bị ngộ độc nếu dùng phụ tử sai cách

Dùng phụ tử thế nào cho an toàn?

Aconitine dễ bị thủy phân trong nước nên để giảm độc tính các thầy thuốc thường ngâm hay nấu chín phụ tử. Ngoài ra, để giảm dộc tính của phụ tử, thầy thuốc thường phải phối hợp phụ tử với các vị thuốc khác như cam thảo, gừng sống sắc kỹ, gạn lấy nước rồi uống. Một cách đơn giản mà nhiều người áp dụng để giảm độc tính ở phụ tử là nấu phụ tử nhiều lần với đậu đen hoặc ngâm nước vôi hoặc nước gạo đặc thật lâu rồi mới dùng. Dù đã được chế biến nhưng phụ tử vẫn có nguy cơ gây ngộ độc nếu bạn sử dụng với số lượng nhiều hoặc thuốc được chế biến không kỹ.

Để giảm nguy cơ bị ngộ độc do phụ tử, bạn không nên tự ý sử dụng cây thuốc này trừ khi được bác sỹ hoặc thầy thuốc chỉ định. Liều dùng của cây phụ tử có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Vì vậy, ãy thảo luận với thầy thuốc và bác sỹ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Không được uống thuốc cây phụ tử hoặc xoa tinh dầu của cây lên da trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Không bao giờ được dùng thuốc cho trẻ em. Vị thuốc này rất nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Thanh Tú H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất