Loại chuột chũi không có lông nắm giữ loại protein lai tạo mới giúp chống lại ung thư (Ảnh: The DailyMail)
Lunasin: Phát hiện mới cho hỗ trợ điều trị ung thư
TPCN: Hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị ung thư
Kim cương nano điều trị ung thư
DMSO - liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Rochester (New York, Mỹ) đã phát hiện một loại protein mới giúp những con chuột chũi không lông có khả năng kháng ung thư tuyệt vời. Những sinh vật bị cận thị và giống nhím hơn chuột này chưa bao giờ mắc bệnh ung thư dù sống tới 32 năm.
Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, chuột chũi "khỏa thân" có một nhóm gene sản sinh ra bốn loại protein có trách nhiệm ngăn không để các tế bào bị xâm hại và loại bỏ khả năng gây ung thư lớn hơn rất nhiều lần các loại protein kháng ung thư khác, vì vậy có thể ngăn không cho các khối u phát triển một cách hiệu quả.
Làn da nhăn nheo của loài chuột chũi không lông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của các khối u. Ở người và những loại chuột khác chỉ sản sinh ra ba loại protein trong số bốn loại trên, bao gồm p16INK4a, p15INK4b và ARF. Protein thứ 4 là pALTINK4a/b lại chỉ có ở chuột chũi không lông.
Cả con người và các loài chuột khác, vốn đều mắc bệnh ung thư, được biết cũng sở hữu nhóm gene này. Các nhà khoa học tìm ra rằng, hai trong số bốn loại protein này được hình thành từ sự kết hợp của 2 protein khác và có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u tốt hơn những protein còn lại, nên nó còn được gọi là "siêu protein".
Giáo sư Vera Gorbunova - một nhà sinh vật học đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Rochester (New York, Mỹ) cho biết: "Không loại trừ khả năng các protein chỉ tồn tại trên chuột và người một số điều kiện nhất định, kết quả cũng không mấy khả quan. Nhưng chúng ta càng hiểu rõ về những loại gene đột biến và kiểm soát được nó, chúng ta càng có cơ hội kiểm soát được một số loại ung thư".
Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng, loại protein mới này có thể giúp ích trong việc tìm ra phương pháp mới điều trị ung thư và ngăn cho những khối u không lan rộng và không thể phát triển.
Giáo sư Gorbunova và các cộng sự của bà hy vọng, loại protein mới phát hiện trên có thể được sử dụng để phát triển các cách chữa trị mới, giúp ngăn chặn ung thư lây lan hoặc thậm chí hình thành ở người.
Khối u hình thành và phát triển không thể kiểm soát giống như với các tế bào ung thư ruột kết
Chuột chũi khỏa thân dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất. Chúng là một trong hai loài động vật có vú duy nhất trên trái đất sống thành bầy đàn.
Ngoài hình thù cổ quái với lớp da nhăn nhúm màu hồng, không lông và hàm răng sắc như kiếm, chuột chũi sống ẩn mình dưới sa mạc ở Đông Phi còn là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm. Một điều đặc biệt nữa là, cơ thể của chúng không bao giờ thoái hóa mà có thể tái tạo không ngừng cho đến khi chết.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn