Vaccine cũng có thể điều trị ung thư
Curcumin đẩy lùi tác hại của xạ trị ung thư
Thêm một bệnh nhân ung thư được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc
Táo Mỹ nhiễm độc, người tiêu dùng Việt nói gì?
"Súng ngắn" có... rách việc không?
3 loại thuốc giảm đau mẹ bầu nên thận trọng
Các nhà khoa học Singapore vừa cho biết kế quả thử nghiệm bước đầu loại vaccine điều trị ung thư hứa hẹn tạo ra một bước đột phá trong nghiên cứu căn bệnh này.
TS. Toh Han Chong - Phó Giám đốc Trung tâm ung thư Quốc gia Singapore cho biết: "Đây là những thử nghiệm đầu tiên trên con người của loại vaccine này. Việc thử nghiệm được tiến hành bước đầu trên bốn bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 đã cho kết quả khả quan và quan trọng là không có tác dụng phụ".
Loại vaccine này nhắm mục tiêu vào các bệnh ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt, ruột kết hoặc ung thư buồng trứng, thông qua việc mã hóa một trong những protein phổ biến nhất thể hiện trên các bệnh ung thư đặc biệt này.
Vaccine này mang lại hi vọng cho hàng triệu người mắc ung thư trên thế giới
Một trong những bệnh nhân trải qua thử nghiệm này - bà Janet Quah, cho biết các nhà khoa học đã mang lại hi vọng cho bà: "Tôi có niềm tin rằng vaccine này sẽ có tác dụng tốt, và nó có thể là một bước đột phá lớn. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào từng cá nhân, nhưng tôi cảm thấy khá tích cực, nó sẽ có hiệu quả cho tôi".
TS. Toh Han Chong nhấn mạnh, mặc dù mới đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu trên người, nhưng các nhà khoa học đã đạt được kết quả rất khả quan. Vaccine này đã được thử nghiệm với hơn 20 bệnh nhân trước khi nghiên cứu chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các cuộc thử nghiệm tiếp theo sẽ được các nhà khoa học tiến hành để xem xét và sớm đưa ra kết luận cuối cùng.
Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Ung thư Quốc gia, Viện Nghiên cứu Lâm sàng cũng như các công ty Công nghệ Sinh học của Singapore và Hoa Kỳ MicroVAX, được tiến hành từ tháng 9/2014.
Singapore được chọn là địa điểm để tiến hành thử nghiệm loại vaccine mới này do nơi đây có các trung tâm y tế hàng đầu trên thế giới.
Bình luận của bạn