Thiếu vitamin D - Nguyên nhân gây đau đầu

Thiếu vitamin D có thể gây loãng xương, bệnh mạn tính và đau đầu

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D

Lợi ích sức khỏe của vitamin D

​Có cần bổ sung vitamin D ở tuổi mãn kinh?

Bổ sung Vitamin D giúp giảm béo hiệu quả

Vitamin D là gì?

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo tồn tại dưới hai dạng:

• Cholecalciferol (vitamin D3): Được tổng hợp dưới da thông qua các tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D3 có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ.

• Ergocalciferol (vitamin D2): Có nguồn gốc từ các sterol thực vật (đặc biệt là nấm), ergosterol. Nấm Đông cô khô là một nguồn vitamin D dồi dào.

Cả hai loại vitamin D đều có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm tăng cường vitamin D. Khi bị thiếu vitamin D, nồng độ các hormone tuyến cận giáp tăng lên khiến lượng calci trong xương bị giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Loãng xương là tình trạng nồng độ calci, phospho và vitamin d trong máu thấp, gây ra các cơn đau, yếu ở cơ và xương. 

Tình trạng thiếu vitamin D được xac định thông qua nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu. 25-dihydroxyvitamin D là một dạng vitamin D gắn với protein tương thích trong máu. Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM), nồng độ 25-dihydroxyvitamin D trong máu tối ưu là 50 nmol/l, người cao tuổi nên duy trì ít nhất 75 nmol/l để phòng ngừa gãy xương. Nồng độ 25-dihydroxyvitamin D dưới 30 nmol/l đồng nghĩa với việc bạn bị thiếu vitamin D.

Một số nguyên nhân có thể gây thiếu vitamin D, chẳng hạn: Suy dinh dưỡng, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mắc bệnh thận, bệnh gan hoặc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể, chẳng hạn bệnh Celiac.

Vitamin D và đau đầu

Bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng, ăn thực phẩm giàu vitamin D và dùng thực phẩm chức năng

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Headache năm 2009, những người bị đau đầu có nồng độ vitamin D trong máu rất thấp (Nồng độ 25-dihydroxyvitamin D dưới 10 nmol/l). Những người này không cải thiện được tình trạng đau đầu sau khi sử dụng các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, khi được bổ sung vitamin D (1.000 - 1.500IU) và calci (1.000mg) hàng ngày, họ giảm hẳn đau đầu, đau nửa đầu chỉ sau một vài tuần. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, vitamin D đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giảm đau đầu, chứ không phải là calci. Bởi vì mức calci đã trở lại trạng thái ban đầu sau một tuần điều trị nhưng người bệnh chỉ bị đau đầu lại sau 4 - 6 tuần, khi mà nồng độ vitamin D trong máu quay về mức thiếu hụt. 

Trong một nghiên cứu khác được đăng trên The Journal of Headache Pain, các nhà khoa học kết luận rằng càng sống xa đường xích đạo (gần Bắc Cực và Nam Cực), tỷ lệ đau đầu, đau nửa đầu và căng nhức đầu của người dân càng tăng lên. Càng xa xích đạo, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng giảm nên nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cũng tăng lên.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ , nếu bạn không thiếu vitamin D thì phơi nắng khoảng 20 phút một ngày vào mùa xuân, hè và thu là đủ để bổ sung vitamin D cho cơ thể và phòng loãng xương, đau đầu... Càng sống xa xích đạo càng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu hơn để tổng hợp đủ vitamin D. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sỹ.

Kim Chi H+ (Theo Headaches)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất