Mô hình phòng khám bác sỹ gia đình góp phần hỗ trợ giảm chi phí y tế và quá tải bệnh viện.
Bác sỹ gia đình phải là những bác sỹ đa khoa
Bác sỹ gia đình: Vì sao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ?
Bác sỹ gia đình phát hiện hàng trăm nghìn ca bệnh tật
Bác sỹ gia đình phải có thêm văn bằng chuyên khoa
Phát biểu tại hội nghị quốc tế bác sĩ gia đình ngày 18/11, phó giáo sư Ngô Minh Xuân, hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết mô hình bác sĩ gia đình đã ra đời và áp dụng từ lâu ở nhiều nước phát triển. Y học gia đình là một chuyên khoa y học lâm sàng nhưng có định hướng dự phòng bệnh thông qua khám tầm soát, theo dõi suốt đời các vấn đề sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tính đến tháng 6 Việt Nam đã có 336 phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập tại 6 tỉnh thành so với chỉ tiêu ban đầu là 80 phòng khám. Các phòng khám bác sĩ gia đình đảm bảo 6 nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp, gia đình, cộng đồng và phòng ngừa. Y học gia đình là chìa khóa giải quyết cùng lúc 2 vấn đề là giảm chi phí y tế và quá tải bệnh viện.
Tại nhiều nước, 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân là do bác sĩ gia đình đảm nhận. Ở những nước tiên tiến, bác sĩ gia đình có thể xử lý đến 90% bệnh tật. Sự can thiệp sớm trong chẩn đoán, điều trị chính là giải pháp an toàn, kinh tế nhất để tránh các biến chứng do bệnh tật.
Một phòng khám bác sĩ gia đình đặt tại trạm y tế phường ở TP HCM. Ảnh: Lê Phương. |
Phó giáo sư Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang chịu gánh nặng mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm lưu hành và diễn biến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh, tình trạng già hóa dân số. Năng lực cung ứng dịch vụ các tuyến, nhất là các tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải tại một số bệnh viện trung ương, tuyến cuối, chuyên khoa.
"Định hướng của y tế Việt trong thời gian tới là phát triển hệ thống y tế bền vững, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", Thứ trưởng chia sẻ. Song song phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, hiện đại cần phát triển y tế cơ sở để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng ngay tại nơi sinh sống. Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, nguyên giám đốc Sở Y tế TP HCM, bệnh viện cần phải được trả về đúng vị trí, vai trò của nó. Đây không còn là nơi điều trị “sổ mũi nhức đầu” mà phải theo xu thế giảm số lượng, tăng chất lượng giường bệnh, rút ngắn ngày điều trị, giảm ngày tái nhập viện, tăng điều trị ngoại trú, trong ngày. Điều này đáp ứng đúng nhu cầu, tâm lý người dân là không ai bệnh mà muốn nhập viện vừa bất tiện vừa tốn kém.
"Bác sĩ gia đình chăm sóc người bệnh từ trong bụng mẹ cho đến lúc qua đời và quan trọng hơn là không để xảy ra bệnh tật cho thân chủ của mình", bác sĩ Dũng nhấn mạnh. Muốn chăm sóc tốt như vậy cho thân chủ, bác sĩ còn phải chăm sóc cho tất cả thành viên của gia đình họ vì bệnh tật quan hệ chặt chẽ với các yếu tố di truyền, dịch tễ. Tổ chức bác sĩ gia đình là mạng lưới nối kết toàn bộ hệ thống của ngành y tế mới không lọt bệnh, không lọt dịch.
Theo bác sĩ Dũng, phải xây dựng trạm y tế xã phường làm mắc lưới đầu tiên cơ bản kết nối các phòng khám bác sĩ gia đình tại địa bàn dân cư. Bác sĩ gia đình thật sự là bác sĩ của dân, gần dân. Đây là mối quan hệ thân thương, tôn trọng lẫn nhau. Bác sĩ gia đình hành nghề tự do, hành nghề tư nhân, thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế. Không nhà nước hóa bác sĩ gia đình mà nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ bằng chế độ, chính sách thiết thực cho bác sĩ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn.
Bình luận của bạn