Hết sức thận trọng khi sử dụng 5 thảo dược điều trị táo bón

Dùng thảo dược điều trị táo bón có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bé đi vệ sinh ít, hay quấy khóc có phải bị táo bón?

9 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài

Thực hư chuyện ăn đồ lạnh khiến trẻ bị táo bón?

Nứt kẽ hậu môn do táo bón ở trẻ nhỏ: Hậu quả khó lường

Táo bón gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và suy giảm sức khỏe. Một số triệu chứng của táo bón có thể bao gồm:

Phân khô cứng

Buồn đại tiện mà không đi được

Rặn mạnh khi đi đại tiện

Thời gian đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện được trong điều kiện ăn uống bình thường

Đau bụng

Buồn nôn và đầy hơi...

Có rất nhiều cách điều trị táo bón, trong đó dễ tìm nhất là các phương thuốc thảo dược. Trên thực tế, nhiều thuốc nhuận tràng cũng có chứa các thành phần thảo dược. Hầu hết các thảo dược này đều có chứa anthraquinones, hoặc các chất có tác dụng kích thích trên ruột. Những thuốc nhuận tràng này hoạt động bằng cách cho chất lỏng vào ruột và tăng nhu động ruột. Nhu động ruột là sự co lại của ruột giúp di chuyển vật chất qua đại tràng đến trực tràng. Ăn thêm chất xơ và chất lỏng là cần thiết giúp tăng nhu động ruột, điều trị táo bón hiệu quả.

Dưới đây là 5 loại thảo dược mà bạn nên sử dụng trong khi điều trị táo bón:

1. Cascara sagrada

Cascara sagrada là loại cây hắc mai phát triển tự nhiên dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ và chiết xuất từ vỏ của nó được dùng để làm thuốc nhuận tràng. Chiết xuất này kích thích ruột già đủ để thúc đẩy nhu động ruột. Sử dụng ngắn hạn thường được cơ thể dung nạp tốt, nhưng có thể gây đau bụng hoặc mất cân bằng điện giải. Dùng lâu dài có thể gây tổn thương gan, từ suy gan nhẹ đến cấp tính. Vì vậy, nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia, lương y trước khi sử dụng.

2. Mã đề (Psyllium)

Psyllium là một loại chất xơ hòa tan thường được sử dụng để điều trị chứng táo bón mạn tính và có thể kết hợp với các thuốc nhuận tràng khác.

Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, như:

Dị ứng

Buồn nôn

Đau bụng

Nôn

3. Đại hoàng (Rhubarb)

Cây đại hoàng (rhubarb) được sử dụng như rau, có hình dáng giống như cây dọc mùng, có màu xanh đậm và đỏ tím, vị chua và khi nấu lên thì sẽ có màu hồng. Người ta cũng sử dụng cây đại hoàng để điều trị táo bón vì tác dụng nhuận tràng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology còn cho thấy nó cũng có tác dụng chống tiêu chảy vì nó có chứa hàm lượng tanin đán kể. Do đó, chỉ nên sử dụng đại hoàng để điều trị táo bón ngắn hạn.

4. Phan tả diệp (Senna)

Loại thảo dược này được sử dụng để điều trị táo bón và làm sạch ruột trước khi áp dụng một số thủ tục y tế. Cả quả và lá phan tả diệp đều dùng được. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chúng để điều trị táo bón ngắn hạn. Tiêu thụ phan tả diệp lâu dài và liều cao đã có thể gây tổn thương gan.

5. Cây du trơn (Slippery Elm)

Đây là cây thảo mộc được người dân Bắc Mỹ trồng và sử dụng nhiều. Nó kích thích các thần kinh trong đường tiêu hóa, dẫn đến sản xuất chất nhầy và hỗ trợ điều trị táo bón. Tuy nhiên, vì cây du chơn có chứa các chất nhày bao phủ đường tiêu hóa, nên nó có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc nếu được uống vào cùng một lúc. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất