Top 10 thành tựu khoa học nổi bật trong lĩnh vực TPCN năm 2015

Tỏi giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp

Thành phần nào trong TPCN gây trào ngược acid dạ dày?

Khó hiểu chuyện TPCN bắt nhiều, “xử thật” ít

Dầu cá có thể giúp bạn giảm cân?

Nấm miệng, lưỡi trắng bợt dùng TPCN có ăn thua?

1. Tỏi có lợi cho người bệnh tăng huyết áp

Một trong những bài viết được chia sẻ nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong năm 2015 nói về nghiên cứu cho thấy lợi ích của tỏi đối với người bệnh tăng huyết áp.

Theo đó, sử dụng TPCN được làm từ tỏi có thể làm giảm mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình khoảng 6,71 mmHg và 4,79 mmHg.

Các nhà khoa học cho rằng lợi ích giảm huyết áp của tỏi được quyết định bởi hợp chất allicin. Allicin không có trong tỏi tươi mà chỉ xuất hiện khi tỏi được nghiền nát. Ngoài ra, tỏi chỉ có tác dụng ở những người đã bị bệnh tăng huyết áp.

2. Chondroitin giúp giảm đau đầu gối

Một phân tích tổng hợp từ 43 thử nghiệm lâm sàng trên 4.962 người kết luận rằng bổ sung chondroitin sulfate là một giải pháp an toàn để giảm đau và cải thiện chức năng ở những người bị viêm khớp gối. Tác dụng phụ của chondroitin sulfate là không đáng kể.

Nghiên cứu này là câu trả lời cuối cùng cho cuộc tranh luận trong nhiều năm qua về hiệu quả thực sự của chondroitin sulfate đối với người bệnh viêm khớp.

3. Curcumin – thành phần mới cho sản phẩm dinh dưỡng thể thao

Curcumin là một trong những câu chuyện thành công của ngành công nghiệp TPCN trong vài năm trở lại đây, với sự tăng trưởng không ngừng và được “hậu thuẫn” bởi các bằng chứng khoa học thuyết phục.

Curcumin là hợp chất tạo nên màu vàng đặc trưng của củ nghệ, có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh.

Đối với các vận động viên thể thao, curcumin có thể giảm đau do chấn thương và làm tăng hiêu suất thể thao, theo các nhà khoa học đến từ SportsMed Canterbury (New Zealand), Đại học Massey (New Zealand), Viện Thể thao Australia.

Theo nghiên cứu đăng trên European Journal of Applied Physiology, sử dụng 5gr curcumin mỗi ngày giúp giảm đau nhức cơ bắp bị trì hoãn khởi phát (Delayed onset muscle soreness – DOMS), giảm tổn thương cơ bắp và giảm viêm nhiễm.

Đó là những lý do thuyết phục khiến curcumin trở thành nguyên liệu tiềm năng cho các sản phẩm dinh dưỡng thể thao.

4. Carotenoid cho “cửa sổ tâm hồn” khỏe mạnh

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Eye, duy trì bổ sung các chất carotenoid võng mạc (macular carotenoids, bao gồm Lutein và Zeaxanthin) có thể làm tăng lượng sắc tố võng mạc và cải thiện độ tương phản của thị lực.

Carotenoid là một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh vật quang hợp khác như là tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn. Hiện nay người ta đã tìm được 600 loại carotenoid, sắp xếp theo hai nhóm, xanthophylls và carotene. Con người không thể tự tổng hợp ra carotenoid mà phải bổ sung từ thức ăn hoặc TPCN.

Carotenoid võng mạc đặc biệt hữu ích đối với những người bị thoái hóa hoàng điểm giai đoạn đầu.

5. Các vitamin nhóm B và omega-3 giúp bảo vệ não bộ

Tháng 7/2015, TS. Harry Rice thuộc Tổ chức toàn cầu về EPA và DHA Omega-3 (GOED) đã công bố một phát hiện thú vị trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Theo đó, các loại vitamin nhóm B có thể bảo vệ não bộ, phòng ngừa suy giảm trí nhớ theo tuổi. Tuy nhiên, vitamin B chỉ có tác dụng trên những người có nồng độ omega-3 cao.


6. Omega-3 và bệnh tim mạch

Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Nutrients cho thấy khoảng 95% người Mỹ bị thiếu omega-3 (omega-3 dưới mức tối ưu), đặt họ vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Bình luận về nghiên cứu này, TS. Harry Rice (GOED) cho rằng các tổ chức y tế cần bổ sung thêm liều lượng khuyến cáo hàng ngày cho EPA và DHA (hai loại acid béo Omega-3).

7. Quản lý cân nặng với prebiotics và probiotics

Bổ sung prebiotics và probiotics hàng ngày có thể giảm stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, gây bệnh mạn tính) và giúp những trẻ bị béo phì có thể giảm cân tốt hơn.

8. Xác minh dán nhãn probiotics của FDA

Cùng với sự phát triển của các sản phẩm từ probiotics (chế phẩm sinh học), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát triển một phương pháp “nhanh chóng, ít tốn kém và chính xác hơn” để xác định vi thể và sự biến đổi về số lượng cũng như chất lượng lợi khuẩn trong Thực phẩm chức năng. Phương pháp này có tên "FDA GutProbe".

9. Thoát khỏi lo âu bằng giải pháp… ứa nước miếng

Các nhà khoa học từ trường Đại học William và Mary và Đại học Maryland (Mỹ) phát hiện ra rằng thực phẩm lên men có thể giúp giảm các triệu chứng ám ảnh sợ xã hội.

Có thể là do các thực phẩm này có chứa các vi khuẩn có lợi – probiotics.

“Có thể probiotics có trong thực phẩm lên men làm thay đổi môi trường trong ruột không chỉ cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn làm giảm các dấu hiệu ám ảnh sợ xã hội như: Tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, cảm giác khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ngại giao tiếp…”, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, “các vi sinh vật trong ruột hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tâm trí của bạn”.

10. Lợi ích miễn dịch của cúc dại (Echinacea) và cây cơm cháy

Sự kết hợp của một loại thảo mộc cô đặc Echinacea với chiết xuất từ rễ và cây cơm cháy có thể đem lại hiệu quả như Tamiflu (thuốc kháng virus) để điều trị sớm cảm cúm.

Nghiên cứu này mở ra một hướng đi mới để sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ, cải thiện hệ miễn dịch.

Kim Chi H+ (Theo Nutraingredients)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất