- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Không chỉ quả mướp đắng mới được dùng làm thuốc, rễ và dây mướp đắng cũng có công dụng phòng ngừa bệnh tật
Video: Hướng dẫn đo đường huyết tại nhà
Hạ đường huyết: Dấu hiệu nguy hiểm
Món ăn bài thuốc từ mướp đắng
Mướp đắng - Ngăn ngừa đái tháo đường thế nào?
Theo TS. Phan Quốc Kinh, Viện trưởng Viện TPCN, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, mướp đắng có công dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh đái tháo đường.
Mướp đắng được chứng minh là có tác dụng làm hạ đường máu tương tự như insulin. Mặc dù tác dụng này không mạnh bằng thuốc điều trị nhưng mướp đắng có khả năng hỗ trợ điều hòa đường huyết trong chiến dịch giảm dần liều thuốc uống.
Mướp đắng còn làm giảm tốc độ hấp thu đường trong ruột, vốn là điều cần thiết giúp làm giảm nồng độ đường máu tăng nhanh sau ăn.
Trong mướp đắng người ta thấy có 3 chất đáng quý: charantin, vicine và polypeptid P. Ba chất này có cấu trúc tương tự insulin và có công dụng tương tự insulin, đều làm hạ đường máu.
Dùng quả mướp đắng xanh hay hạt mướp đắng có tác dụng giảm đường huyết
Theo đó, các nghiên cứu ở người tự nguyện đã xác định khi sử dụng cao nước ép hay bột hạt mướp đắng thì làm hạ đường huyết trong máu. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng chiết xuất được nhiều chất có hoạt tính hạ đường huyết từ quả mướp đắng như charantin (có tác dụng làm hạ đường huyết và tăng sự nhạy cảm insulin), vicin (pyrimidin nucleoside) và một polypeptide-p-insulin (plant insulin – insulin thực vật - có tác dụng làm hạ đường huyết như insulin). Theo Manish G (2010), cho bệnh nhân ĐTĐ dùng quả mướp đắng xanh hay hạt mướp đắng sẽ làm giảm đường huyết, đưa lượng glucose máu trở về mức bình thường nhờ tác dụng làm tăng tiết insulin và nhờ mướp đắng có chứa chất có tác dụng insulin.
Hiện nay, các nhà sản xuất chế biến mướp đắng dưới dạng chè, cao, dạng viên để uống và phối hợp với cao dây thìa canh trong các sản phẩm TPCN để tăng tác dụng ổn định đường huyết.
Bình luận của bạn