Năm 2020, thị trường thực phẩm chức năng sẽ bùng nổ

Nhu cầu về “vaccine dự phòng” - TPCN tăng cao

Thị trường TPCN châu Á tăng trưởng nhờ tầng lớp trung lưu mới nổi

Thị trường thực phẩm cho người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức

Thị trường nguyên liệu TPCN: Dự báo đạt 2,5 tỷ USD năm 2020

Chỉ 50-60% TPCN trên thị trường được người tiêu dùng chấp nhận

"Mạnh tay" với dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả trên thị trường

Cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.

Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5 bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính và bệnh tâm thần có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế thế giới lên tới cả chục nghìn tỷ USD mỗi năm. Cụ thể, WHO dự đoán, chi phí y tế cho bệnh mạn tính không lây có thể lên đến 47.000 tỷ USD trong 20 năm tới.

Rước bệnh vào người vì lối sống bừa bãi, chế độ ăn không khoa học

Hao tiền, tốn của là vậy nhưng các bệnh mạn tính không lây lại chưa thể phòng ngừa bằng vaccine mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống oxy hóa có trong TPCN. Bởi vậy, TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỷ XXI.

Bùng nổ thị trường TPCN toàn cầu

Khi chi phí y tế cho các bệnh mạn tính không lây càng “phình to” hơn qua mỗi năm thì càng khiến nhu cầu về “vaccine dự phòng” - TPCN tăng cao.

Một cuộc khảo sát của Hội đồng dinh dưỡng có trách nhiệm (Council for Responsible Nutrition - cơ quan nghiên cứu khoa học về TPCN tại Mỹ) tiến hành năm 2014 cho thấy khoảng 68% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng TPCN và khoảng 50% trong số này sử dụng với mức độ thường xuyên.

Khu vực châu Âu, Tây Âu đang là thị trường TPCN lớn mạnh nhất nhưng Đông Âu được đánh giá là có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Tương tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự già hóa dân số, gia tăng tỷ lệ các bệnh do lối sống và tăng chi phí chăm sóc y tế là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này.

Theo báo cáo “Nghiên cứu thị trường toàn cầu về TPCN: Thực phẩm bổ sung hoạt chất từ thảo dược sẽ trở thành thị trường lớn nhất trong năm 2020” do Persistence công bố mới đây, thị trường TPCN toàn cầu đã đạt 109,8 tỷ USD trong năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến 7,4%/năm, đến năm 2020, thị trường TPCN toàn cầu sẽ đạt giá trị dự kiến khoảng 180 tỷ USD.

Thị trường TPCN Việt Nam 2020?

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm cuối thế kỷ XX, đến nay, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh TPCN.

Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam xác định, thị trường TPCN Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển thành một ngành kinh tế - y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tật cho người dân Việt Nam.

Từ đó, Hiệp hội đã đặt ra các mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Trong các mục tiêu đến năm 2020, Hiệp hội xác định, chỉ tiêu quan trọng nhất được đưa ra là nâng số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên từ 43% như hiện nay lên khoảng 60%. Về sản xuất, Hiệp hội sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan để hình thành thêm nhiều vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP - TPCN. Hiệp hội cũng đặt ra nhiều mục tiêu cho sự phát triển của ngành TPCN Việt Nam đến năm 2020.

Tầm nhìn đến năm 2030, sẽ có trên 90% các nhóm đối tượng liên quan “Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng” TPCN. Tỷ lệ số người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên lên 70%. Sản xuất TPCN trong nước chiếm 75%, trong đó, tự túc nguyên liệu đạt 60% và xuất khẩu TPCN đạt 5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu 2020 và tầm nhìn 2030, Hiệp hội TPCN Việt Nam đã xác định việc nghiên cứu khoa học công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất, quản lý ngành sẽ là hướng đi mũi nhọn. Các nghiên cứu về về quy hoạch nuôi trồng, di thực, bảo tồn gene các loại dược thảo có sẵn trong nước cũng là những nội dung quan trọng của nghiên cứu nguyên liệu của TPCN.

Để phát triển TPCN thành một ngành kinh tế y tế mang tính dân tộc, khoa học, hiện đại, hội nhập phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam VAFF, chỉ tiêu đến năm 2020 là:

Hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP - TPCN.
Đảm bảo được 50% nhu cầu sử dụng.
Có 50% các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước đạt 70%.
Xuất khẩu TPCN đạt 1 tỷ đồng/năm.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng