Mâm cơm Việt: 5 Bộ "nhúng tay" dân vẫn sống trong sợ hãi

Nhức nhối thực phẩm bẩn những ngày gần Tết

Muốn lĩnh 50 triệu? Chỉ cần báo tin thực phẩm bẩn

600 triệu người mắc bệnh mỗi năm do thực phẩm "bẩn"

Hãi hùng thực phẩm bẩn được "găm" lại để... chờ Tết

100 tấn mỡ bẩn "lăm le" lên mâm cơm gia đình

Cứ mỗi dịp gần Tết là thực phẩm bẩn lại được các đối tượng buôn bán bất chính tuồn vào thị trường nhiều hơn. Chỉ trong tháng 12, trên cả nước đã có hàng chục vụ thực phẩm bẩn bị phát hiện, thu giữ, gây chấn động dư luận.

Cho đồng bào ăn thực phẩm bẩn - người Việt đang giết nhau

Ngày 5/12, Thanh tra Bộ NN-PTNT phối hợp với PC49 Công an Hà Nội phát hiện 1 tấn thịt lợn đã phân hủy, bốc mùi, cùng hàng chục túi nội tạng lợn đang trong giai đoạn phân hủy tại chợ Phùng Khoang.

Rạng sáng 26/12, từ tin báo của người dân, lực lượng công an TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tiến hành kiểm tra xe khách BKS: 43B-011.79 đang lưu thông trên đường Nguyễn Hoàng (tuyến tránh QL 1A qua địa phận TP. Tam Kỳ) theo hướng Nam - Bắc và phát hiện bên trong hầm xe có một số hàng hóa bao gồm: 136,5kg chả chay, 100kg thịt lợn, 61kg xúc xích hồ lô, 64kg chân gà rút… không rõ nguồn gốc xuất xứ và giấy tờ kiểm dịch.

Ngay sáng cuối năm 31/12,  đoàn kiểm tra của Phòng Cảnh sát kinh tế thuộc Công an TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất mỡ thuộc địa bàn thôn Bái (xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) phát hiện cơ sở này tàng trữ 2.000 bao tải mỡ bẩn, trọng lượng 100 tấn.

Khi nhắc đến những bê bối thực phẩm bẩn, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã nói: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa trang chưa bao giờ ngắn đến thế”.

Thực phẩm bẩn, thực phẩm có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi… đều là những thứ giết người một cách từ từ. Phản ứng rõ nhất là ngộ độc, về lâu dài người bệnh có thể đối mặt với những căn bệnh mạn tính, lâu ngày gây đột biến gene và ung thư. Thực tế, mỗi năm có thêm 126.000 người mắc ung thư, trong đó 94.000 người đã chết. Hơn 1/3 số ca mắc ung thư có liên quan đến thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại. “Nhắm mắt làm ngơ” trước thực tế đó, những kẻ buôn bán thực phẩm bẩn vì lợi nhuận, sẵn sàng bán rẻ lương tâm và đưa tử thần vào mỗi bữa ăn của gia đình Việt.

Dân vẫn luôn thiệt

Trong các kỳ họp của Quốc hội, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn luôn “nóng” vì chúng càng ngày càng diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi và hậu quả thì khôn lường, mặc dù mâm cơm người Việt có tới năm Bộ quản lý.

Chẳng thế mà đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đã phải thốt lên: “Tôi chỉ mong sống đến đầu bảy là... mừng lắm rồi. Các cụ ngày xưa ăn toàn rau, sắn nhưng đều là thực phẩm sạch. Còn giờ bữa nào cũng thịt, cá... mà vừa ăn vừa lo”.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đã từng nói, Việt Nam có quá nhiều đầu mối quản lý nên chưa phân chia rạch ròi được trách nhiệm thuộc về ai. Bên cạnh đó, thực phẩm bẩn đi vào bằng rất nhiều con đường: Nhập lậu, trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, chế biến... Trong khi, khâu quản lý hiện giờ quá nhiều Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT…

Một lãnh đạo Bộ Y tế đã phát biểu rằng, quy trình chế biến từ trang trại đến mâm cơm (chế biến, lưu thông, công nghệ, phụ gia...) thuộc Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Còn Bộ Y tế chỉ là người gác barie ở mâm cơm.

Đối đáp lại, lãnh đạo Bộ NN&PTNT giải thích: Vấn đề dư lượng các chất độc hại trong bảo quản thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng chỉ chịu trách nhiệm làm đầu mối và lưu thông sản phẩm trên thị trường.

Tóm lại, nhìn thì có vẻ rõ trách nhiệm của các Bộ nhưng lại không có sự liên kết hiệu quả cũng như đầu tàu chịu trách nhiệm chính. Như vậy chỉ khổ dân mà thôi! Bởi lẽ, quyền lợi người tiêu dùng đang bị “sống chết mặc bay” và vi phạm thì vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng