Người nghiện cà phê phải bổ sung ngay những chất sau

Có rất nhiều tác hại cho sức khoẻ khi bạn nghiện cà phê

Cà phê giúp làm giảm tổn thương gan do rượu

Nguy hại chết người khi phụ nữ uống cà phê

Cà phê Nitro - xu hướng mới của dân sành uống

Giảm thèm ăn với cà phê inulin

Trở thành tín đồ cà phê có thể vì nhiều lý do: Hương thơm quyến rũ, vị đắng dìu dịu, màu sắc sóng sánh của từng giọt cà phê… Có người cho rằng, nếu xa xưa “miếng trầu làm đầu câu chuyện” thì ngày nay, cà phê mới chính là thứ đồ uống kết nối mọi người. Theo nhiều cách, ngày càng có nhiều người nghiện cà phê.

Thực tế, nhân tố gây nghiện quan trọng và khoa học nhất vẫn là caffeine có chứa trong cà phê. Caffeine ảnh hưởng đến não bộ tương tự như ma tuý hay heroin, tuy chúng có tác dụng nhẹ hơn, nhưng lại có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng tới sức khoẻ: Mất ngủ, đi tiểu đêm, tiêu chảy, quá khích... Uống nhiều cà phê còn có khả năng làm tăng nguy cơ bị các bệnh đường hô hấp, tim đập nhanh, tăng huyết áp…

50% dân số thế giới chọn cà phê thay vì sex

Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê thường xuyên còn gây ức chế quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, bao gồm:

Vitamin B

Chất caffeine có thể cản trở khả năng hấp thụ vitamin B và làm cạn kiệt lượng vitamin này trong cơ thể, bao gồm: B1, B2 và B3. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ bởi vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Trong đó, vitamin B1 và B2 giúp tăng năng lượng cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các enzyme tác động vào cơ bắp, thần kinh và tim mạch. Vitamin B3 tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng trong tế bào giúp điều chỉnh hệ thống thần kinh và tiêu hóa khỏe mạnh.

Uống viên bổ sung vitamin B để giảm thiểu tác hại từ cà phê

Khắc phục: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B tự nhiên như thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa…

Vitamin D

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat, làm tăng hấp thu các khoáng chất này ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở thận, tham gia vào quá trình calci hóa sụn tăng trưởng. Tuy nhiên, ở những người nghiện cà phê, caffeine sẽ ức chế thụ thể vitamin D, trong đó giới hạn số lượng sẽ được hấp thụ, từ đó giảm hấp thụ và sử dụng calci trong việc xây dựng xương, dẫn tới giảm mật độ chất khoáng trong xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bổ sung vitamin D hiệu quả từ ánh nắng Mặt trời và thực phẩm

Khắc phục: Chỉ cần 5 - 30 phút phơi nắng (nắng trước 9h sáng và sau 3h chiều) 2 - 3 lần mỗi tuần là đã tăng cường được lượng vitamin D, thêm nữa giúp cơ thể năng động, dẻo dai hơn; Uống sữa, ăn nhiều cá; Sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN)…

Calci

Cà phê tương tác với calci bằng cách có thể làm giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể. Khi caffeine quá nhiều trong cơ thể dẫn tới đào thải calci dễ dàng hơn, từ đó gây loãng xương. Cứ mỗi 150mg caffeine, thì có 5mg calci bị đào thải qua nước tiểu. Trung bình, 1 tách cà phê có thể làm mất 2 – 3mg calci.

Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, phô mai... cung cấp hàm lượng vitamin D lớn

Khắc phục: Tránh uống cà phê 30 phút trước/sau khi ăn hoặc uống calci; Người cao tuổiphụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao bị gãy xương và loãng xương nên hạn chế uống cà phê; Bổ sung calci từ thực phẩm tự nhiên như hải sản, sữa, rau lá xanh đậm, các loại rau cải...

Magne

Mặc dù cà phê có chứa magne nhưng nó vẫn có thể làm giảm nồng độ khoáng chất này trong cơ thể của bạn. Chính vì tính lợi tiểu mà cà phê ngăn chặn sự hấp thụ magne và tăng cường bài tiết chúng. Thiếu hụt magne có thể dẫn tới: Lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi, mất ngủ, thay đổi tâm trạng… Bởi vì, magne hỗ trợ sản xuất serotonin trong não, hỗ trợ sức khỏe tuyến thượng thận, giúp hấp thu calci, cần thiết cho sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.

Sử dụng TPCN bổ sung magne an toàn theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia y tế

Khắc phục: Magne có nhiều trong cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, rau cải, atiso…

Sắt

Cà phê có chứa polyphenol - hợp chất liên kết với sắt nonheme (Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là máu (heme) và không máu (non-heme); Sắt trong rau và ngũ cốc là sắt non-heme; Khoảng 60% sắt trong thịt là sắt nonheme – một loại sắt, mà cơ thể không thể hấp thụ dễ dàng). Qua đó, cà phê làm giảm hấp thu của loại sắt này. Tiêu thụ 150 - 250 ml cà phê (tương đương hơn hơn 1 cốc) làm giảm hấp thu sắt từ 24 – 73%.

Bổ sung sắt từ TPCN giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Khắc phục: Để tối đa hóa sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, tránh uống cà phê khi ăn các loại thực phẩm có chứa sắt như thịt, đậu và ngũ cốc; Uống cà phê ít nhất 1 giờ trước khi ăn...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất