8 thành phần trong TPCN cho bệnh đường tiêu hóa

Nếu bạn có ý định dùng TPCN, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ

Tại sao không nên uống lạnh, kể cả mùa hè?

Nên làm gì khi trẻ hay rối loạn tiêu hóa?

5 bí ẩn của hệ tiêu hoá

Trẻ tự kỷ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa

Vi khuẩn thân thiện: Probiotic

Probiotic có chứa sinh vật sống - chủ yếu là vi khuẩn và một loại nấm men là các giống vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Probiotic được bổ sung để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa. 

Probiotic thường có nhiều trong sữa chua lợi khuẩn

Một số loại chế phẩm sinh học thường được sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích IBS như sữa mạch probiotic hoặc sữa chua lợi khuẩn.

Xoa dịu cơn ợ nóng: Cam thảo

Cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng của chứng khó tiêu như ợ nóng và trào ngược acid mặc dù đến nay vẫn chưa có một bằng chứng khoa học cụ thể nào về tính năng này.

Cam thảo được dùng để hỗ trợ bệnh nhân IBS

Cam thảo tinh khiết cũng có thể có tác dụng phụ nếu dùng nhiều như bệnh tăng huyết áp. Phụ nữ mang thai không nên dùng cam thảo nếu chưa có sự tham khảo ý kiến từ bác sỹ.

Giảm đau, đầy hơi: Dầu bạc hà

Một số nghiên cứu thống nhất rằng dầu bạc hà có tác dụng làm giảm cơn đau và đầy hơi (triệu chứng điển hình của IBS).

Dầu bạc hà cũng có tác dụng với bệnh nhân IBS

Viên nang TPCN dầu bạc hà thường không tan trong dạ dày mà sẽ giải phóng ở ruột non. Ở liều lượng thấp, dầu bạc hà an toàn với hầu hết người sử dụng.

Hơn cả một loại trà: Trà hoa cúc

Hoa cúc được ứng dụng rộng rãi cho nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, đau bụng, buồn nôn cũng như sự lo lắng và mất ngủ.

Thường xuyên uống trà hoa cúc để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Tuy nhiên, những người bị dị ứng với hoa cúc không nên sử dụng những TPCN có thành phần này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng TPCN này.

Chữa đau dạ dày: Gừng

Đông y đã sử dụng gừng để chữa đau dạ dày qua hàng ngàn năm. Trong Tây y, gừng được sử dụng để làm giảm buồn nôn và nôn do thai kỳ. Các dạng của gừng được sử dụng là dạng bột, dạng viên nang hoặc viên nén. 1 - 3gr mỗi ngày được coi là liều lượng an toàn đối với người sử dụng.

Người bảo hộ đường ruột: L-Glutamine

Gluramine được tìm thấy trong nhiều bộ phận của cơ thể với công dụng hỗ trợ ruột và các cơ quan khác trong cơ thể. Việc bổ sung L-Glutamine có thể giúp giảm bớt triệu chứng tiêu chảy do phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc căng thẳng gây ra.

L-Glutamine có nhiều trong các sản phẩm TPCN

Nó cũng giúp cho con người hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các bệnh nhân đang dùng thuốc chống ung thư hoặc phẫu thuật cắt một phần ruột.

Cứu trợ táo bón: Psyllium

Psyllium được sử dụng như một thành phần trong đa số các loại thuốc nhuận tràng, bởi vì hàm lượng chất xơ cao, nó có thể hấp thụ nước trong ruột và chế tạo "hàng mềm" dễ ra cho bạn.

Psyllium giúp tạo phân mềm, hỗ trợ bệnh nhân táo bón

Tuy nhiên, nếu bạn có dị ứng với hoa chuối, hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) hoặc một số loại dưa thì bạn có thể bị dị ứng nghiêm trọng nếu dùng Psyllium.

Đánh tan chứng khó tiêu: Atiso

Lá atiso có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu. Khi sử dụng hàng ngày, các chiết xuất từ lá atiso có thể giúp giảm bớt buồn nôn, nóng bụng và đau. Nó cũng giúp điều trị các triệu chứng khó chịu do IBS mang lại.

Atiso có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có sức khỏe tiêu hóa

Hiện tại vẫn chưa có sự tương tác thuốc nào được biết đến của lá atiso.

Tiểu Bắc H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất