Những loại thuốc, TPCN... có thành phần là TNHC đã được nhiều người sử dụng, có tác dụng rất tốt trong điều trị/hỗ trợ điều trị một số loại bệnh lý nguy hiểm.
TNHC còn được gọi với nhiều tên khác là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng. TNHC có tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea). TNHC là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho cung nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.
Theo các công trình nghiên cứu về TNHC đã công bố, thành phần hóa học của cây có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó, đáng quan tâm là một số alcaloid có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, và β -epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
Y học hiện đại đã phát hiện trong TNHC có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời, chỉ thấy có cây TNHC Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.
Năm 1984, GS Ghosal - nhà khoa học Ấn Độ - đã phân tích thành phần hóa học của cây TNHC thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cánh hoa TNHC một Glucose alkaloid có tên Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất Aglycon, Ghosal, Shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa 2 chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, Ambelin và Lycorin. Năm 1986, ông công bố tìm được một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Đến năm 1989, ông còn phân lập được từ dịch chiết ở cánh hoa TNHC thêm 2 chất alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin. Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy như chất Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi cùng một số alkaloid khác ở cây TNHC.
Tại Việt Nam, sau 14 năm nghiên cứu, TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRINA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).
Trên y học lâm sàng, TNHC có tác dụng tăng huyết áp tạm thời, tác dụng kháng sinh mạnh, ức chế khối u, ức chế phát triển của tế bào ung thư. Vì vậy TNHC thường được dùng để điều trị một số dạng ung thư như ung thư phổi, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư vú,… Ngoài ra còn điều trị/hỗ trợ điều trị u tử cung, ho, dị ứng, đau khớp, viêm da, mụn nhọt... Tại Việt Nam, TNHC được dùng để chữa những trường hợp u xơ và ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tuyến tiền liệt (đối với nam giới). Trong Đông y, việc sử dụng lá TNHC sắc uống hàng ngày cũng cho kết quả tốt sau một thời gian sử dụng. Cách dùng như sau: mỗi ngày uống nước sắc của ba lá TNHC, hái tươi thái nhỏ ngắn 1 - 2cm, sao khô màu hơi vàng, uống liên tục trong bảy ngày, sau đó, ngưng bảy ngày rồi uống tiếp đợt thứ hai. Uống làm ba đợt, tổng cộng là 63 lá.
Mặc dù cây TNHC có tác dụng chữa bệnh nhưng khi dùng cần phải xác định có đúng là lá cây TNHC hay không? Bởi ở Việt Nam có nhiều cây giống cây TNHC như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… lá khô, màu sắc và hình dáng của chúng có mùi vị tựa như cây TNHC rất khó phân biệt bằng mắt thường. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm từ cây TNHC.
Hoa Trinh nữ hoàng cung
Ảnh: Trúc Khương
Ảnh: Trúc Khương
TNHC là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10 - 15cm,
bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10 - 15cm, có nhiều lá mỏng
kéo dài từ 80 - 100cm, rộng 5 - 8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá
song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi
rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6 -
18 hoa, trên một cán hoa dài 30 - 60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu
tím đỏ. Bộ phận dùng của cây TNHC là lá, thân hành của cây. |
TNHC còn được gọi với nhiều tên khác là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng. TNHC có tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea). TNHC là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho cung nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.
Theo các công trình nghiên cứu về TNHC đã công bố, thành phần hóa học của cây có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó, đáng quan tâm là một số alcaloid có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, và β -epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
Y học hiện đại đã phát hiện trong TNHC có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời, chỉ thấy có cây TNHC Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.
Năm 1984, GS Ghosal - nhà khoa học Ấn Độ - đã phân tích thành phần hóa học của cây TNHC thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cánh hoa TNHC một Glucose alkaloid có tên Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất Aglycon, Ghosal, Shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa 2 chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, Ambelin và Lycorin. Năm 1986, ông công bố tìm được một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Đến năm 1989, ông còn phân lập được từ dịch chiết ở cánh hoa TNHC thêm 2 chất alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin. Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy như chất Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi cùng một số alkaloid khác ở cây TNHC.
Thu hoạch và sơ chế nguyên liệu TNHC
Tại Việt Nam, sau 14 năm nghiên cứu, TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRINA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).
Trên y học lâm sàng, TNHC có tác dụng tăng huyết áp tạm thời, tác dụng kháng sinh mạnh, ức chế khối u, ức chế phát triển của tế bào ung thư. Vì vậy TNHC thường được dùng để điều trị một số dạng ung thư như ung thư phổi, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư vú,… Ngoài ra còn điều trị/hỗ trợ điều trị u tử cung, ho, dị ứng, đau khớp, viêm da, mụn nhọt... Tại Việt Nam, TNHC được dùng để chữa những trường hợp u xơ và ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tuyến tiền liệt (đối với nam giới). Trong Đông y, việc sử dụng lá TNHC sắc uống hàng ngày cũng cho kết quả tốt sau một thời gian sử dụng. Cách dùng như sau: mỗi ngày uống nước sắc của ba lá TNHC, hái tươi thái nhỏ ngắn 1 - 2cm, sao khô màu hơi vàng, uống liên tục trong bảy ngày, sau đó, ngưng bảy ngày rồi uống tiếp đợt thứ hai. Uống làm ba đợt, tổng cộng là 63 lá.
Mặc dù cây TNHC có tác dụng chữa bệnh nhưng khi dùng cần phải xác định có đúng là lá cây TNHC hay không? Bởi ở Việt Nam có nhiều cây giống cây TNHC như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… lá khô, màu sắc và hình dáng của chúng có mùi vị tựa như cây TNHC rất khó phân biệt bằng mắt thường. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm từ cây TNHC.
Bác sỹ Trần Trí Tiến
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn