Thực phẩm đóng gói sẵn ở đâu lành mạnh và kém lành mạnh nhất?

Đồ uống và thực phẩm đóng gói sẵn là một trong những nguyên nhân gây béo phì hàng đầu

Tương lai của thị trường kẹo dẻo bổ sung vitamin

“Loạn” thị trường thực phẩm chức năng dành cho tim mạch

11 rủi ro tiềm ẩn trong những chai vang bán tràn lan trên thị trường

Thị trường nội địa bão hòa, Vinamilk buộc phải trông chờ vào M&A và thị trường quốc tế

Mới đây, Viện Sức khỏe Toàn cầu George (Australia) đã phân tích hơn 400.000 sản phẩm thực phẩm và đồ uống đóng gói từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cuộc khảo sát tập trung vào mức độ cao của đường, chất béo bão hòa, muối và calorie/kJ trong nhiều mặt hàng thực phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Các quốc gia được xếp hạng bằng hệ thống đánh giá sức khỏe qua biểu tượng ngôi sao (Health Star Rating) của Australia. Dựa trên kết quả đo lường hàm lượng các chất dinh dưỡng như năng lượng, muối, đường, chất béo bão hòa, protein, calci và chất xơ, sản phẩm sẽ được xếp hạng từ mức ½ sao (kém lành mạnh nhất) cho tới 5 sao (lành mạnh nhất).

Theo đó, Anh được xếp hạng cao nhất, trung bình là 2,83 sao. Tiếp theo là Mỹ ở mức 2,82 và Australia với 2,81 sao. Ấn Độ có thứ hạng thấp nhất, chỉ đạt 2,27 sao. Tiếp theo, Trung Quốc đạt 2,43 và Chile đạt 2,44 sao. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Obesity Reviews.

Cụ thể:

- Tại Trung Quốc, đồ uống được xếp hạng lành mạnh nhất với 2,9 sao, thực phẩm đóng gói chỉ đạt 2,39 sao.

- Tại Nam Phi, đồ uống được xếp hạng thấp với 1,92 sao, trong khi thực phẩm xếp hạng khá cao với 2,87 sao.

- Canada đứng đầu danh sách về mức độ muối không lành mạnh trong thực phẩm và đồ uống với trung bình là 29mg/100gr natri, trong đó Mỹ đứng thứ 2 ở mức 279mg/100gr natri.

- Anh đạt điểm tốt nhất về đường với chỉ 3,8gr/100gr. Canada đứng thứ 2 với 4,6gr/100gr.

- Đồ uống và thực phẩm đóng gói của Trung Quốc có mức chất béo bão hòa và đường kém lành mạnh nhất. Hàm lượng đường trung bình của các sản phẩm ở Trung Quốc nhiều gấp đôi Anh, với 8,5gr/100gr. Ấn Độ xếp thứ 2 với 7,3gr/100gr.

- Các sản phẩm đóng gói của Ấn Độ chứa nhiều năng lượng nhất (1.515kJ/100gr) và các sản phẩm của Nam Phi có mật độ năng lượng ít nhất, trung bình chỉ 1.044kJ/100 gr.

Tác giả chính của cuộc khảo sát, Tiến sỹ Elizabeth Dunford cho biết kết quả này có rất nhiều ý nghĩa vì lượng tiêu thụ đồ uống và thực phẩm đóng gói sẵn ngày càng gia tăng, gây ra nhiều bệnh liên quan đến chế độ ăn uống ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Thực tế, các thực phẩm chế biến sẵn tràn ngập khắp các siêu thị, cửa hàng trên toàn cầu. Đây cũng là các sản phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe.

“Thật không may, những quốc gia nghèo lại khó có khả năng giải quyết hậu quả cho sức khỏe do thực phẩm không lành mạnh mang lại”, Tiến sỹ Elizabeth Dunford nhận định.

Một trong những tác giả của khảo sát, Giáo sư Bruce Neal - Quyền Giám đốc điều hành của Viện Sức khỏe Toàn cầu George, cho biết các sản phẩm đóng gói hiện đang dần thống trị nguồn cung thực phẩm trên toàn thế giới.

“Hàng tỷ người hiện đang tiếp xúc với các thực phẩm rất không lành mạnh mỗi ngày. Béo phì chỉ là hệ lụy đầu tiên”, Giáo sư Bruce Neal e ngại.

Báo cáo lưu ý rằng nhiều nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn trên thế giới đã đăng ký với Liên minh Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế, cam kết giảm mức độ muối, đường và chất béo có hại. Những phát hiện nói trên có thể tạo động lực cho các công ty cải thiện chất lượng trong các sản phẩm của họ.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng