Thuốc chống nhăn và những ẩn họa

Theo một bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu, đã có ít nhất 30 trường hợp bị mất thị lực và đột quỵ do tiêm thuốc chống nhăn.

Bác sỹ Julian De Silva - chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình mặt, làm việc tại London cho biết những trường hợp này không phải hiếm gặp.

Đây là hình thức tiêm chất độn dưới da kích thích tạo collagen để giúp bạn trông trẻ trung, đầy đặn hơn.


Ảnh minh họa

Cùng với việc tiêm thuốc Botox, hình thức tiêm chất độn dưới da chiếm tới 1/3 trong các biện pháp làm đẹp mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ, được thực hiện trên đất nước Anh.

Thị trường thẩm mỹ ở Vương quốc Anh được ước tính lên tới 2,3 tỷ Bảng Anh vào năm 2010. Và con số này có thể sẽ lên đến 3,6 tỷ bảng Anh vào năm 2015. Các biện pháp làm đẹp không cần phẫu thuật thẩm mỹ chiếm đến 75% trên tổng số các ca phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc tiêm thuốc để làm đẹp này được phân loại một cách hợp pháp như hình thức cấy ghép chứ không dùng thuốc. Do đó, không cần phải tuân theo những quy định chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, chúng có thể được tiêm bởi bất kỳ ai dù có chuyên môn hay không.

Hiện tượng đôi môi bị sưng vù khi tiêm thuốc thường khiến người ta giễu cợt. Thuốc được tiêm để đôi môi trông mọng hơn. Tuy nhiên, rất có thể môi bạn sẽ bị biến dạng và khó coi. Còn tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng, nhưng hậu quả để lại có thể là vĩnh viễn.

Năm 2000, nữ diễn viên Leslie Ash "nổi tiếng" hơn khi cô phải gánh chịu hậu quả với đôi môi sưng vù vì tiêm chất lỏng silicon bởi một bác sỹ người Venezuela.

Tuy nhiên, những kết quả thẩm mỹ kém chất lượng đó chỉ là biến chứng nhỏ so với rất nhiều nguy cơ tiềm tàng phía sau. Bác sỹ De Silva giải thích vấn đề xảy ra khi thuốc vô tình bị tiêm vào động mạch. Điều này có thể dẫn đến hoại tử tế bào da. Nếu chúng là những động mạch cung cấp oxy đến phần sau của mắt thì có thể dẫn đến mất thị lực. Trong trường hợp xấu nhất, loại thuốc được tiêm sẽ ngăn chặn cung cấp oxy cho não và dẫn đến đột quỵ.

Bên cạnh 3 trường hợp bị mù gần đây, còn có những tuyên bố tương tự trong một báo cáo năm 2012 về 32 trường hợp. Trong khi, nghiên cứu thứ 2 chỉ ra 12 trường hợp bị mất thị lực vĩnh viễn, tự phát sau khi tiêm thuốc.

Tại Anh, hơn 120 loại thuốc tiêm được cấp phép sử dụng, tuy nhiên, tại Mỹ chỉ có 21 loại được sử dụng.

Năm 2010, thuốc Novabel được sản xuất bởi hãng dược Merz bị rút khỏi danh sách thuốc được sử dụng tại Anh, chỉ sau 7 tháng được cấp phép vì bệnh nhân bị sưng và nổi các cục u cứng dưới da. Hai năm sau, công ty Q-Med sản xuất loại thuốc tiêm nổi tiếng Restylane thông báo một sản phẩm của mình có tên là Macrolane ban đầu được sử dụng trong phẫu thuật ngực không nên tiêm vì nó có thể cản trở việc chẩn đoán ung thư vú.

Có ít nhất 4 trường hợp bị đột quỵ gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến chết các mô và tổn thương tế bào não. Bác sỹ De Silva nói: Đây chính là hậu quả của việc tiêm chất độn mỡ được lấy từ bộ phận khác trên chính cơ thể bệnh nhân.

Vì thiếu những quy định trong quản lý nên những biến chứng chưa được công bố là rất phổ biến. Và các nhà sản xuất không có trách nhiệm phải công bố chi tiết các vấn đề. Bác sỹ De Silva còn cảnh báo: “ Bởi vì những tác dụng phụ này chưa được công bố nên nhiều người khi tiêm thuốc cho bệnh nhân còn không biết đến những nguy cơ có thể xảy ra, nói gì đến một kế hoạch hành động khi họ thực hiện công việc ấy.”

Cả hai sự cố trên dấy lên mối lo ngại vì người sử dụng dịch vụ thẩm mỹ bị biến thành chuột bạch thí nghiệm. Các bác sỹ còn quan ngại rằng khi các loại thuốc tiêm mới trên thị trường với những phản ứng chậm có thể gây đau đột ngột hoặc sưng gây biến dạng đến vài tháng sau khi tiêm. Bác sỹ thẩm mỹ Darren McKeown, ở London nói: “ Là một chuyên gia y khoa nhưng với tôi việc xử lý phản ứng gây viêm chậm là một vấn đề đầy thách thức. Và tôi đặc biệt lo ngại những người không đủ trình độ có thể không có điều kiện tiên quyết để đối phó, hoặc đơn giản họ từ chối nhận trách nhiệm đối với những phản ứng phụ chậm như thế.”

“ Trước khi làm thủ thuật, bạn nên biết chính xác chất gì sẽ được tiêm vào mặt bạn và tác dụng phụ có thể có. Lời khuyên của tôi là chỉ nên tiêm thuốc có chứa Hyaluronic acid vì chúng có thể tự phân hủy nếu bệnh nhân bị phản ứng thuốc. Và đó là loại thuốc tiêm duy nhất được phê duyệt ở Mỹ vì chúng nằm trong hồ sơ an toàn. Và hãy chắc chắn rằng bạn đang được điều trị bởi một chuyên gia y tế có trình độ và kiến thức về giải phẫu học trên khuôn mặt.” Bác sỹ De Silva khuyên.

Dongoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất