Hạ calci máu gay co giật và cứng các cơ ở mặt, bàn tay, bàn chân
Hạ calci máu là gì?
Suy tim: Các “tín hiệu SOS”
Hệ trục rối loạn - tác nhân gây trăm bệnh cho phụ nữ mãn kinh
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh sỏi mật?
Hạ calci máu là tình trạng nồng độ calci trong máu thấp bất thường: Khi nồng độ calci huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc calci ion hóa dưới 4,7mg/dl (1,17mmol/l).
Calci là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là một trong những thành phần chính cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, calci còn tham gia vào quá trình đông máu, sự dẫn truyền thần kinh và hoạt động của cơ và tim mạch. Calci có nhiều trong sữa, phô mai, cá hồi… với nhu cầu 1.000mg calcimỗi ngày.
Vì vậy, khi nồng độ calci trong máu bị suy giảm sẽ tác động ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể.
Nguyên nhân và triệu chứng
Có nhiều nguyên nhân gây ra hạ calci máu:
- Thiếu hụt calci do chế độ dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ nhu cầu hay do rối loạn hấp thu calci.
- Thiếu hụt vitamin D do không cung cấp đủ nhu cầu hay do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, cần thiết cho sự hấp thu calci ở ruột).
- Suy tuyến cận giáp ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone tuyến cận giáp giúp điều hòa nồng độ calci trong máu.
- Thiếu hụt magne là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến cận giáp.
- Suy thận mạn tính làm giảm hấp thu calci từ nguồn thực phẩm.
- Thuốc: Một số loại thuốc trong quá trình sử dụng, gây ra tác dụng phụ làm hạ calci máu…
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ hạ calci máu:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng đến sự hấp thu calci của cơ thể.
- Viêm tụy cấp.
- Nghiện rượu…
Khi cơ thể bị hạ calci máu, thường xuất hiện các triệu chứng:
- Co cứng cơ: Co giật và cứng các cơ ở mặt, bàn tay, bàn chân.
- Co thắt cơ bắp (chuột rút) ở vùng lưng và chân.
- Gây ngứa và tê ở môi, lưỡi, ngón tay và bàn chân.
- Mất trí nhớ, lú lẫn, trầm cảm…
Thận trọng với các thuốc gây hạ calci máu
Sau đây là một số loại thuốc, trong quá trình sử dụng lâu dài thường gây ra tác dụng phụ hạ calci máu:
Nhóm thuốc bisphosphonat:
Nhóm thuốc biphosphonat (alendronat, etidronat, ibandronat …) là những thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị loãng xương và phòng ngừa loãng xương ở các đối tượng có nguy cơ cao như: Phụ nữ sau mãn kinh, người sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài… Nhóm thuốc này khi sử dụng một thời gian dài gây ra tác dụng phụ hạ calci máu do ức chế sự sản sinh hormone tuyến cận giáp.
Nhóm thuốc ức chế bơm proton:
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, esomeprazol) được chỉ định điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Trong quá trình sử dụng lâu dài, nhóm thuốc này ức chế sự hấp thu calci và magne nên gây ra tác dụng phụ hạ calci máu.
Nhóm thuốc chống động kinh:
Nhóm thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital, carbamazepin…) ngăn chặn gan chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt tính giúp hấp thu calci cho cơ thể, nên khi sử dụng một thời gian dài thường gây ra tác dụng phụ hạ calci máu.
Calcitonin:
Calcitonin (hay thyrocalcitonin) là một hormone được sản sinh từ một số tế bào của tuyến giáp. Calcitonin ức chế quá trình hủy xương do làm giảm sự mất calci ở xương, làm giảm nồng độ calci trong máu. Vì vậy, khi sử dụng calcitonin liều cao trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ hạ calci máu.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác như: Ripampin (kháng sinh), chloroquine (thuốc trị sốt rét), nhóm thuốc corticosteroid (betamethasone, dexamethasone…)… cũng gây ra tác dụng hạ calci máu.
Bình luận của bạn