- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tia vũ trụ phá hủy cấu trúc ADN, gây dị tật thai nhi
Phẫu thuật miễn phí 80 trường hợp dị tật khe môi, hở hàm ếch
Cẩn trọng với bệnh dò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh
Mẹ béo phì – Con kém miễn dịch
6 cách chống dị tật thai nhi mẹ cần biết
Mỗi ngày, Trái Đất nhận một nhiệt lượng khổng lồ từ mặt trời, trong đó có không ít tia vũ trụ. Hiện tượng này có thể phát hiện được dựa vào các cơn bão từ do hoạt động của mặt trời làm nhiễu loại sóng điện từ, ảnh hưởng đến mạng internet và sóng thông tin di động trên toàn thế giới.
Theo các nhà thiên văn học, lượng tia vũ trụ này chiếu xuống Trái Đất không đủ để gây dị tật bẩm sinh nhưng đối với các nhà nghiên cứu về y tế, họ nhận thấy tỷ lệ trẻ dị tật bẩm sinh, thậm chí là tuổi thọ của con người có liên quan đến mức độ hoạt động của mặt trời khi người đó chào đời.
Các tia vũ trụ về cơ bản là các hạt proton - hạt nhân của nguyên tử, có điện tích dương. Khi chiếu xuống Trái Đất, đa số trong số chúng đã bị giữ lại ở bầu khí quyển nhưng vẫn có một số "cá lọt lưới". Bởi vì khả năng phá vỡ phân tử nên ở một mức độ nào đó, những tia vũ trụ này có khả năng gây ra ung thư da, dị tật bẩm sinh...
Tuy nhiên, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng cùng với bầu khí quyển bị phá hủy nhiều khiến cho lượng bức xạ đổ xuống Trái Đất ngày càng nhiều. Các tia vũ trụ có thể nguy hiểm hơn suy nghĩ lâu nay nhưng nhân loại vẫn đang phải sống chung với chúng. Các cơn bão Mặt trời có thể nguy hiểm hơn đối với những người cư trú ở các vĩ độ cao của Trái đất.
Bình luận của bạn