Lơ là tiêm chủng, hậu quả khó lường

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ

Dịch bệnh bạch hầu tại Quảng Nam được giám sát thế nào?

6 người chết ở Quảng Nam là do virus bạch hầu?

Vaccine DTaP: Miễn dịch bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ

Dịch sởi bùng phát mạnh tại châu Âu

Bùng phát dịch sởi 2014

Tại Việt Nam, hậu quả rõ ràng nhất của việc lơ là tiêm chủng thể hiện ở vụ bùng phát dịch sởi vào năm 2014. Theo nhận định của chuyên gia y tế, nguyên nhân dịch dich sởi bùng phát ở Việt Nam là do tâm lý lo ngại của phụ huynh sau những trường hợp tử vong do tiêm vaccine nên nhiều trẻ lớn vẫn chưa được được cho đi tiêm ngừa. Một số trường hợp khác thì chỉ mới tiêm một mũi mà quên mũi tiêm nhắc lại thứ 2. 

Nhìn ra thế giới, năm 2014, dịch sởi cũng bùng phát dữ dội tại Mỹ, Canada và các nước Châu Âu do người dân không được tiêm chủng.

Viêm não Nhật Bản

Mặc dù đã được cảnh báo trước về nguy cơn bùng phát viêm não Nhật, nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện vì viêm não Nhật Bản trong những năm qua vẫn tăng cao. Năm 2014, số ca viêm não Nhật Bản tăng 30% so với năm 2013. Dù phát hiện sớm nhưng bệnh viêm não Nhật Bản vẫn dễ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh. Do đó, việc tiêm vacccine sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả. Tuy nhiên số trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ.

Bệnh ho gà

Vào tháng 1/2015, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do ho gà dai dẳng. Cũng thời điểm đó, tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, và Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng tiếp nhận một số bệnh nhân ho gà. Đa phần những trường hợp nhập viện là các bé không được cha mẹ cho tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Viêm gan B

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng viêm gan B, cách tốt nhất là tiêm đầy đủ 4 mũi cho trẻ, trong đó mũi thứ nhất phải được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Trường hợp người mẹ không mắc viêm gan B, trẻ vẫn cần phải được tiêm vaccine này vì trẻ có thể bị lây ngang trong quá trình chăm sóc nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Trẻ dưới 10 tuổi bị nhiễm virus viêm gan B thì 90% trở thành mạn tính, 80% trường hợp dẫn tới ung thư gan và xơ gan do liên quan đến viêm gan B mạn tính. Nếu trẻ được tiêm vaccine sớm có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B, thậm chí sau khi phơi nhiễm virus này tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ viêm vaccine viêm gan B năm 2014 ở trẻ sơ sinh chỉ đạt 55,4%

Bệnh bạch hầu 

Từ ngày ngày 30/6 đến ngày 15/7/2015 tại xã Phước Lộc huyện Phước Sơn đã ghi nhận 13 trường hợp sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó, viêm họng ở độ tuổi từ 1- 45 tuổi, trong đó từ ngày 07 - 12/7/2015 ghi nhận 3 trường hợp tử vong, 10 người có biểu hiện bệnh còn lại (trong đó có 6 người được điều trị tại bệnh viện huyện Phước Sơn, 4 người được các bác sỹ trực tiếp theo dõi và điều trị tại nhà). Theo kết quả xét nghiệm của nhân viên y tế thì căn bệnh mà người dân ở đây mắc là bạch hầu. Tất cả trường hợp mắc bệnh đều không có tiền sử tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu.

Tiêm chủng có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm và bảo vệ trẻ em, không chỉ chống lại các bệnh như: Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi…, mà còn giúp chống lại các căn bệnh khác đặc biệt là viêm phổi, tiêu chảy do rota virus - căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm