Tiềm năng phát triển các sản phẩm từ gấc - loại "quả thiên đường"

Tọa đàm "Tiềm năng phát triển các sản phẩm từ gấc trước vấn nạn vi phạm nhãn mác hàng hóa" (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)

Lợi ích sức khỏe của quả gấc

Công dụng chữa bệnh của quả gấc

Uống dầu gấc lúc nào thì tốt nhất?

Sử dụng dầu gấc thời gian dài có nguy hiểm?

“Giấc mơ gấc Việt” đã được các chuyên gia đánh giá là có khả năng “cất cánh” tới các thị trường lớn trên thế giới, và đóng góp đáng kể vào nhóm các thương hiệu nông sản tiêu biểu của Việt Nam.

Tuy nhiên, “giấc mơ gấc Việt” đang có nguy cơ bị chặn lại vì trên thị trường nội địa đã và đang xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả, làm nhái gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín thương hiệu và giá trị kinh tế của các nhà sản xuất chân chính.

Nhận thức rõ được thực trạng này cùng với nỗi lo lắng về tình trạng không thể phân biệt hàng giả, hàng nhái đang lưu hành trên thị trường, Ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời Báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm truyền thông "Tiềm năng phát triển các sản phẩm từ gấc trước vấn nạn vi phạm nhãn mác hàng hóa", vào sáng 23/11 tại Hà Nội.

Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo của Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam (Bộ NN&PTNT), đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia nghiên cứu về dược liệu, chuyên gia phát triển & quản trị thương hiệu, doanh nghiệp và đông đảo đại diện người tiêu dùng. 

Tại Tọa đàm, các chuyên gia đã cùng đề cập đến các cơ hội phát triển các sản phẩm tinh chế từ trái gấc đối với thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt bàn thảo về các giải pháp khả thi và thiết thực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Bên cạnh sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng, vấn đề nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu và quản trị thương hiệu được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình trước sóng gió của thị trường, trong đó có vấn nạn hàng giả, hàng nhái. 

Bác sỹ Nguyễn Công Suất - Giám đốc Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam VNPoFood (doanh nghiệp có sản phẩm VINAGA là điển hình của doanh nghiệp sản phẩm về gấc bị nhái nhãn mác), chia sẻ: "Chúng tôi sản xuất dầu gấc VINAGA. Sau khi ra đời 3 - 4 năm thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Họ chỉ thêm bớt chính tả vào tên thương hiệu trong khi vẫn giữ nguyên font chữ, màu sắc bao bì… Theo chúng tôi ghi nhận được, hiện nay đã có tới hàng chục loại chế phẩm từ gấc “nhái” tương tự sản phẩm của chúng tôi, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng".

Ông Nguyễn Công Suất - Giám đốc VNPoFood chia sẻ về việc làm nhái sản phẩm từ gấc (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)

Ông Nguyễn Công Suất cho biết thêm: "Việc bảo vệ thương hiệu, đấu tranh với những vụ việc vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái, không chỉ vì sự sống còn của VNPoFood mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng người tiêu dùng, những người đã tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm của chúng tôi". 

Một giải pháp nữa được xem là hiệu quả và đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh và đẩy lùi vấn nạn này chính là nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thể hiện trách nhiệm từ quyết định lựa chọn tiêu dùng dựa trên sự nhận thức và hiểu biết đầy đủ đến thái độ và hành vi của mình sẽ góp phần hạn chế cơ hội sống của các sản phẩm nhái nhãn mác, hàng giả kém chất lượng. 

Đó chính là một thế kiềng 3 chân trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng (Cơ quan chức năng - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng). Củng cố và tăng cường vai trò của 3 thế kiềng này, sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác xử lý và ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

Vân Anh - Nguyễn Hiệp H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn