Tọa đàm thảo luận giữa các startup trong lĩnh vực công nghệ y tế ở Việt Nam
Khởi nghiệp bằng "Làm mới buffet"
8 ngành tiềm năng để khởi nghiệp năm 2014
Khởi nghiệp từ nông nghiệp - một hướng đi bền vững
Quảng Ninh đón đầu tương lai với giải pháp y tế từ xa Telemedicine
Bạn có tin tưởng khám bệnh trực tuyến không?
Các chủ đề thảo luận nằm trong chuỗi hội thảo do Làng công nghệ Y tế (MedTech) tổ chức tại Hà Nội. Đây cũng là sự kiện do Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (TechFest 2017).
Các buổi hội thảo là những phiên tọa đàm thảo luận của các doanh nghiệp startup lĩnh vực công nghệ y tế về bối cảnh ngành y tế Việt Nam bao gồm chăm sóc sức khỏe trong tương lai và những công nghệ mới được áp dụng. Các diễn giả chia sẻ về những khó khăn khi khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế, những thách thức mà các loại hình chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế theo mô hình cũ đang gặp phải hay nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang dần thay đổi ở bệnh nhân và cùng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người bệnh trong tương lai.
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã chia sẻ về những ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại trong lĩnh vực y tế đang được triển khai tại Việt Nam như: Cung cấp đa dạng các giải pháp cho cả bệnh viện lẫn người bệnh từ phần mềm quản lý bệnh nhân online, ứng dụng đặt lịch hẹn khám trực tiếp với bác sỹ, ứng dụng theo dõi sức khỏe tự động, giải pháp y tế từ xa Telemedicine, giải pháp trí tuệ nhân tạo, giải pháp thực tế - ảo, thẻ khám bệnh thông minh…
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Ecomedic chia sẻ tại TechFest 2017
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Ecomedic cho biết, hiện các startup trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như thị trường, định hướng ban đầu, khó khăn trong việc tiếp cận với các bệnh viện, giới thiệu sản phẩm… đặc biệt là chưa thể kết nối, gắn kết với nhau tạo thành một cộng đồng, hệ sinh thái.
Ý tưởng này đã trở thành chủ đề thảo luận chính của các diễn giả tại buổi tọa đàm, trong đó Ecomedic đã bước đầu xây dựng nên hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế, giúp các startup khác có thể kết nối lại và tìm thấy những đối tác tiềm năng.
“Hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh không chỉ là ứng dụng kết nối giữa bệnh nhân, phòng khám mà là một vòng tròn sinh thái kết nối chuỗi nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện. Trung tâm của vòng tròn sẽ là khách hàng. Tất cả các công ty cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực y tế đều kết nối vào hệ sinh thái đó, để cung cấp một giải pháp tổng thể cho cộng đồng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Bà Sandrine Ergon – Giám đốc kỹ thuật Vivosim chia sẻ về những tiềm năng phát triển startup lĩnh vực công nghệ y tế
Bà Sandrine Ergon – Giám đốc kỹ thuật Vivosim (một startup phát triển công cụ cải thiện chỉ số ung thư phổi tại Việt Nam) chia sẻ: Thị trường Việt Nam hiện rất tiềm năng, thậm chí có thể còn hơn ở châu Âu và Mỹ, bởi tỷ lệ người Việt đang sử dụng điện thoại smartphone rất nhiều, cũng như mức độ tiếp cận internet ở Việt Nam những năm gần đây đang tăng rất nhanh, gần như dẫn đầu các nước Đông Nam Á, do vậy việc ứng dụng và triển khai các giải pháp y tế dựa trên các nền tảng số, mobile health sẽ rất thuận lợi.
Theo các diễn giả, tương lai của ngành y tế đang theo xu hướng là sự kết hợp giữa chẩn đoán và y tế cá nhân hóa. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ứng dụng vào y tế và đời sống, người bệnh sẽ ngày càng có nhu cầu được tiếp cận nhiều hơn, theo cách linh hoạt, chủ động hơn với các thông tin về việc chăm sóc sức khỏe của họ.
Trong thời gian tới, các diễn giả mong muốn được các Bộ ban ngành quan tâm hơn nữa đến các startup lĩnh vực công nghệ y tế cũng như đưa ra những hành lang pháp lý cụ thể giúp đẩy mạnh việc phát triển những hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực y tế, để có thể cung cấp được các giải pháp tổng thể mang nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Bình luận của bạn