PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân cùng một lớp học yoga cười dành cho các bệnh nhân Đái tháo đường. (Ảnh: Thế Anh)
Những thay đổi lối sống mà người bệnh đái tháo đường nên làm
9 thói quen gây bệnh đái tháo đường mà bạn không hề ngờ tới
Bị áp bức tại nơi làm việc có thể tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tới 46%
Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết
Điều gì xảy ra khi người đái tháo đường ăn chuối?
Kiêng tất cả đường, tinh bột
Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột thì điều ấy cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipid…Bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thể thao cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân.
Nghĩ rằng bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn
Đó là sai lầm khi người bệnh chưa hiểu rõ về căn bệnh của mình. Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính và thường phải điều trị cả đời. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng chỉ cần với một đơn thuốc của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau khi hết đơn thuốc thì không cần tái khám. Tuy nhiên nếu ngừng thuốc thì chỉ số đường máu sẽ tăng cao và nếu không được kiểm soát thì bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng đáng tiếc.
Chỉ cần theo dõi đường máu khi đói
Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, không phải chỉ cần thử đường máu một tuần một lần và thử vào lúc đói mà chúng ta vẫn cần theo dõi đường máu sau ăn. Việc tăng đường máu sau ăn quá cao cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng cho người bệnh. Do đó người bệnh bắt buộc phải theo dõi đường máu cả lúc đói và sau ăn. Bên cạnh đó còn phải theo dõi nhiều lần trong 1 tuần, nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định rồi thì mới giảm dần số lần thử đường máu.
Không kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 đa phần là người lớn tuổi thường kèm các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu… nhưng người bệnh chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu mà quên đi mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.
Sử dụng đơn thuốc của người bệnh khác
Hiện nay rất nhiều người bệnh đái tháo đường sử dụng đơn thuốc của người khác. Thực tế mỗi bệnh nhân đáp ứng thuốc khác nhau và có mục tiêu, tiêu chí điều trị khác nhau. Vì thế, không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng chung đơn thuốc đôi khi có thể để lại những tác dụng không mong muốn như tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…
PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân - Trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường BV Bạch Mai
Lời khuyên chuyên gia
Bác sỹ Vân chia sẻ, mỗi người bệnh phải đến gặp bác sỹ chuyên khoa để có phác đồ điều trị riêng cho bản thân mình (sử dụng các loại thuốc khác nhau). Bên cạnh đó luôn nhớ kiểm soát đường máu song song với kiểm soát mỡ máu, tình trạng tăng huyết áp, tim mạch. Người bệnh cần thường xuyên luyện tập, tuân thủ chế độ ăn, kiểm tra đường máu định kỳ để ta biết bản thân đang ở mức độ nào.
Bình luận của bạn