Tiêm chủng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ XX
Vaccine dịch vụ: Chưa bao giờ hết "sốt"!
20 triệu trẻ em đã được tiêm vaccine Sởi - Rubella miễn phí
Bồi thường phản ứng do vaccine như thế nào?
Công ty thiết bị vệ sinh nhận đăng ký tiêm vaccine: Lộ thêm nhiều vi phạm
Theo xếp hạng của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ XX. Tiêm chủng vaccine góp phần làm giảm 2 - 3 triệu trẻ em chết hàng năm.
Tại Việt Nam, sau 30 năm triển khai và mở rộng, chương trình TCMR đã sử dụng hơn 16 loại vaccine như: Ho gà, lao, bạch hầu, uốn ván, bại liệt... Góp phần thanh toán bệnh bại liệt polio vào năm 2000; Loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh năm 2005; Khống chế và tiến tới loại trừ các bệnh sởi, viêm gan B, bạch hầu, ho gà.
Tiêm chủng cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh và ngăn chặn các chủng kháng kháng sinh; Góp phần kéo dài tuổi thọ thông qua việc dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, tiêm chủng góp phần nhanh chóng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ như: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; Nâng cao sức khỏe bà mẹ; Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bênh khác.
Tiêm chủng vaccine góp phần làm giảm 2 - 3 triệu trẻ em chết hàng năm
Báo cáo tác động của tiêm chủng vaccine phòng bệnh tới sức khỏe, GS. Phạm Ngọc Đính - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tiêm chủng được xem như là nội dung cốt lõi của quyền con người và là trách nhiệm của Chính phủ, của cộng đồng và của mỗi người dân. Tiêm chủng vaccine đã góp phần thanh toán, loại trừ, kiểm soát nhiều bệnh nguy hiểm, đồng thời giúp giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ biến chứng, tử vong và làm giảm gánh nặng bệnh tật.
Bình luận của bạn