- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hiểu về tiền đái tháo đường giúp bạn phòng ngừa đái tháo đường type 2
Tại sao không nên tự ý giảm liều thuốc đái tháo đường?
Cách phòng ngừa, kiểm soát đái tháo đường tránh biến chứng
10 cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin
Chế độ ăn cho người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2
Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường là tình trạng người bệnh có đường huyết cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), tình trạng tiền đái tháo đường có thể được đảo ngược nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Chính vì vậy, hiểu các yếu tố nguy cơ gây tiền đái tháo đường, các dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán tình trạng này sẽ giúp bạn nhận biết và có biện pháp xử lý sớm.
Dấu hiệu tiền đái tháo đường
Các dấu hiệu cảnh báo tiền đái tháo đường thường tương tự như các dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2. Bạn nên cảnh giác khi thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, mệt mỏi, nhìn mờ, các vết thương lâu lành hay giảm cân đột ngột…
Ai có nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường?
Thông thường, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hormone insulin mỗi khi ăn, giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ đường trong máu để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bị tiền đái tháo đường do đề kháng insulin (insulin hoạt động không hiệu quả), khiến lượng đường huyết luôn ở mức cao.
Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc tiền đái tháo đường, tuy nhiên tình trạng này có liên quan mật thiết tới lối sống không lành mạnh và yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là những người thừa cân, béo phì, những người có lối sống ít vận động… sẽ có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao hơn những người bình thường.
Làm sao để chẩn đoán tiền đái tháo đường?
Những người trên 40 tuổi hoặc có chỉ số BMI lớn hơn 25 nên làm xét nghiệm tiền đái tháo đường. Thông thường, các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác nhất.
Xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán tiền đái tháo đường chính xác
Trước khi làm xét nghiệm, bạn sẽ phải nhịn ăn trong vòng 8 tiếng đồng hồ (thường là nhịn ăn qua đêm). Nếu mức đường huyết của bạn sau khi nhịn ăn đạt 100 - 125 mg/dL, rất có thể bạn đang mắc tiền đái tháo đường.
Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn hơn, các bác sỹ sẽ phải kiểm tra đường huyết lần hai, thông thường là 2 tiếng sau khi bạn uống một dung dịch có đường. Lúc này, nếu lượng đường huyết của bạn đạt 140 - 199 mg/dL, các bác sỹ có thể khẳng định bạn đang mắc tiền đái tháo đường.
Nếu các xét nghiệm cho thấy mức đường huyết của bạn là bình thường, bạn vẫn nên tiến hành kiểm tra lại sau mỗi 3 năm để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Với những người bị tiền đái tháo đường, các bác sỹ có thể đưa ra lời khuyên thay đổi lối sống, kiểm soát đường huyết để phòng ngừa nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2.
“Đảo ngược” tiến triển của tiền đái tháo đường
Khi phát hiện mình bị tiền đái tháo đường, bạn vẫn có 70% cơ hội không mắc bệnh đái tháo đường type 2. Để làm được điều đó, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn có kiểm soát và tập luyện thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày.
Vi Bùi H+ (Theo Boldsky)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết tự nhiên bền vững, phòng ngừa tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.
Bình luận của bạn