“Tiếng chổi tre” & câu chuyện hôm nay

Hình ảnh những chị công nhân môi trường với cái chổi tre trong tay vẫn rất quen thuộc (Ảnh Tiền Phong)

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 26/5/2022

Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”

Mách bạn 4 loại mặt nạ chăm sóc da hỗn hợp siêu hiệu quả cho mùa Hè

Việt Nam giám sát người đến từ 12 quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ

Cảm thông với nỗi vất vả của người lao động, làm một việc rất ý nghĩa theo một cách rất thủ công (quét rác trong đêm bằng chiếc chổi tre), nhà thơ đã thần tượng hóa chị lao công “Như sắt, như đồng”, và bày tỏ nỗi lòng biết ơn đối với thành quả lao động mà người lao công đem lại:

Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!

Đấy là câu chuyện của Hà Nội nói riêng và của các đô thị ở miền Bắc những năm 1960. Hà Nội hôm nay so với Hà Nội ngày ấy thật khác xa về quy mô, dân số và mức độ hiện đại hóa. Nhưng chúng ta vẫn bắt gặp trên những con phố Hà Nội hôm nay những chị lao công với chiếc chổi tre. Điều đó gợi cho chúng ta điều gì?

Trong chuyên mục “Câu chuyện hôm nay” của VOV Giao thông, tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ những suy nghĩ của ông về vấn đề rác đô thị, một trong những mỗi bận tâm không chỉ của người dân mà còn của cả những nhà quản lý đô thị hiện nay.

5-2_Opt

Mô hình thu gom rác ở Hà Nội vẫn là mô hình được áp dụng từ nửa thế kỷ trước

Có rất nhiều điều đã thay đổi trong lối sống của cư dân đô thị ở Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, thứ mà ít thay đổi nhất là cách thu gom rác. Vẫn là tiếng chổi tre quét đường như nửa thế kỷ trước, vẫn là những túi rác không phân loại được người dân để ra vỉa hè mỗi buổi chiều. Bình luận về câu chuyện này ông Phạm Quang Vinh cho rằng: Không thể thu gom rác ở một thành phố chục triệu dân giống như cách của một khu phố vài ngàn người.

Chúng ta lại sắp bước vào một mùa hè mới và một trong những câu chuyện sẽ được nói đến rất nhiều vào mùa hè (tất nhiên là mùa đông, mùa thu, mùa xuân, câu chuyện đấy cũng không hề giảm đi) nhưng mùa hè nó sẽ lớn hơn, đó là câu chuyện của rác, ông Vinh nói trên VOV giao thông.

Ông Vinh tiếp tục câu chuyện của mình: Các bãi rác lưu cữu sẽ bốc mùi, các địa điểm gom rác không được dọn dẹp sẽ phát sinh bụi, các khu xử lý rác sau những cơn mưa đầu mùa, nắng đầu mùa sẽ phát tán mùi ra không gian xung quanh.

Cách đây khoảng gần 20 năm, với sự giúp đỡ của Nhật Bản (JICA), Hà Nội đã từng vận hành chương trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle), tức là giảm thiểu, giảm bớt rác thải, và có sự tái sử dụng tái chế rác.

thung-rac-2609202012

Phân loại rác vẫn là câu chuyện khó ở Hà Nội dù đã được triển khai nhiều năm (Ảnh TTXVN)

Hà Nội có lẽ là một trong số ít những đô thị ở châu Á mà việc thu gom, vận chuyển và việc xử lý rác vẫn còn nằm ở rất xa tiêu chí của một đô thị hiện đại. Mặc dù số lượng rác của chúng ta tăng lên rất nhiều, nhưng hầu như không được phân loại. Vì không được phân loại nên khối lượng rác cũng lớn hơn.

Có một ví dụ thế này, nếu các bạn có dịp đi ra nước ngoài, các bạn sẽ thấy ở dưới những gốc cây trong các vườn hoa, công viên tại các đô thị lớn đều được rải một lớp lá và một lớp dăm gỗ (được băm từ các cành cây đốn từ chính trong đô thị đó). Sau khi băm, họ trải lại mặt đất, xung quanh các gốc cây, vừa tạo mùn nhưng đồng thời cũng giúp giảm thiểu một phần rất lớn số lượng rác phải chuyển đi.

Trong khi đó, tôi cũng đã từng có cơ hội nói chuyện trực tiếp với các công nhân cắt tỉa cây xanh, vệ sinh môi trường. Tôi hỏi họ: “Tại sao các anh không gom lá phủ lên các luống hoa?”. Họ nói với tôi rằng: “Không, quy định là chúng tôi phải quét và gom tất cả lá vào xe rác để chuyển ra khỏi thành phố”. Trong khi đó, cây cối ở thành phố không có nguồn tạo ra chất mùn để có thể sống. Đấy là một ví dụ rất nhỏ của khả năng Reuse (tái sử dụng) và Recycle (tái chế) của chúng ta thấp như thế nào.

Câu chuyện thứ hai, đó là đến bây giờ, hầu hết các gia đình Hà Nội đều không phân loại rác. Các loại túi ni-lông, bao bì, chai lọ, đều để chung trong một túi cùng với rác thực phẩm. Như vậy thì chai lọ, ni-lông sẽ không được tái sử dụng và việc tái chế, xử lý rác thực phẩm cũng khó khăn hơn rất nhiều. Chính việc đó cũng đang làm thêm gánh nặng cho những người gom rác.

tp_1406_wjmx

Mô hình thu gom rác của Hà Nội vẫn theo mô hình cũ (ảnh Tiền Phong)

Trong khi với những người gom rác ở hầu hết các tuyến phố của Hà Nội, thì phải nói thật, đó là một trong những công việc mà sự lạc hậu của nó không thay đổi trong hàng chục năm qua, vẫn là cái chổi tre, vẫn là cái xe rác lọc cọc. Rồi sau khi rác được gom bằng sức người như vậy, các xe rác lại được tập kết ngay ở trên các con phố, tuyến đường. Không khó để chúng ta nhìn thấy, trên đường Nghi Tàm - một con đường mới mở của thủ đô, mà ngay cửa khẩu đi ra lại gặp ngay một bãi rác khổng lồ. Hay xung quanh hồ Tây, xung quanh các tuyến phố lớn, thỉnh thoảng chúng ta lại gặp một “bãi” xe rác. Và đến giờ gom rác thì bốc mùi, bụi bặm đang làm cho đô thị trở nên ô nhiễm hơn.

Cá nhân tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc các đô thị lớn cần phải có một chiến lược rõ ràng và cần phải hiện đại hóa bắt đầu từ việc thu gom rác, xử lý rác. Câu chuyện đó sẽ không thể chỉ giải quyết được bằng một khu chôn rác, hay là một nhà máy điện rác. Nó sẽ phải bắt đầu từ từng cư dân, bắt đầu từ việc các công ty xử lý rác, các công ty vệ sinh, thu gom rác thế nào để rác được thu gom đúng cách, được thu gom một cách sạch sẽ và tăng khả năng tái chế, cũng như khả năng tái sử dụng.

Chốt lại câu chuyện, ông Vinh nêu vấn đề: một đô thị lớn có hàng triệu đến hàng chục triệu dân, không thể nào tiếp tục thu gom rác, xử lý rác giống như những thời đầu tiên của một đô thị vài chục nghìn dân được. Chúng ta có đồng ý với ông Phạm Quang Vinh?! 

 
SK+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn