Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”

Vệ sinh đúng cách những ngày "đèn đỏ" giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm

Nên ăn gì để xoa dịu cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt?

5 bí quyết giảm đầy hơi trong ngày “đèn đỏ”

Những loại nước ép trái cây giúp giảm cơn đau bụng trong ngày “đèn đỏ”

Sử dụng thảo dược để cải thiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Để giữ vệ sinh “vùng kín” trong ngày hành kinh, chị em nên thay băng vệ sinh và cốc nguyệt san đều đặn. Theo các khuyến cáo từ chuyên gia, cứ 4-6 tiếng bạn nên thay mới băng vệ sinh, hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. 

Việc làm này giúp hạn chế vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm "vùng kín". Với băng vệ sinh dạng ống (tampon), 4 tiếng bạn cần thay mới một lần. Còn cốc nguyệt san có thể sử dụng lên tới 12 tiếng, tùy theo lượng kinh nguyệt.

Vệ sinh “cô bé” đúng cách

Lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho “vùng kín”

Lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho “vùng kín”

Trong ngày “đèn đỏ”, việc làm sạch “vùng kín” cũng cần được thực hiện đều đặn và đúng cách. Cơ quan sinh dục nữ (âm đạo) có cơ chế tự làm sạch, vì thế, bạn tuyệt đối không nên dùng các loại xà phòng, hóa chất mạnh để thụt rửa sâu, làm sạch bên trong. 

Tuy nhiên, âm hộ - bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục và vùng xung quanh hậu môn lại cần vệ sinh đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm, lây lan sâu vào trong âm đạo. Cách vệ sinh chuẩn là rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho vùng kín. Bạn nên chọn sản phẩm có độ pH phù hợp với “vùng kín”, không chứa mùi hương gây kích ứng. Luôn luôn rửa từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.

Bạn cũng cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi thay băng vệ sinh, cốc nguyệt san… để giảm nguy cơ mầm bệnh lây nhiễm tới “cô bé”.

Mặc đồ lót thoải mái

Để tự tin và thoải mái hoạt động khi “đến tháng”, chị em nên mặc đồ lót dày dặn, làm từ chất liệu thoáng mát như cotton. Không nên mặc đồ quá chật, thay giặt quần lót ngay khi có “dấu vết” kinh nguyệt chẳng may dính lên vải.

Tắm nước ấm trong ngày “đèn đỏ”

Tắm nước ấm không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn giảm đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng trong ngày “khó ở” hàng tháng. Hạn chế ngâm rửa “vùng kín” liên tục trong ngày hành kinh, bởi việc ngâm trong chậu, bồn tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn ở hậu môn xâm nhập “vùng kín”, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Dùng băng vệ sinh đúng kích thước

Lựa chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp

Lựa chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp

Trước ngày “đèn đỏ”, bạn nên dự phòng các sản phẩm băng vệ sinh có kích thước (độ dày, độ dài) phù hợp với lượng kinh nguyệt, mức độ vận động của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải di chuyển nhiều, hãy chọn băng vệ sinh có cánh để đảm bảo an toàn.

Băng vệ sinh dạng ống (tampon) cũng có kích thước và độ thấm hút khác nhau. Trong khi đó, kích thước của cốc nguyệt san phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, độ tuổi, kích thước cổ tử cung…

 
Quỳnh Trang (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa