Thêm ốm vì... nằm viện

Bệnh nhân thêm ốm vì ô nhiễm tiếng ồn bệnh viện

50% tiếng ồn lớn trong bệnh viện nhi là từ... hội thoại của nhân viên y tế

Mỗi năm 360 triệu người mất thính lực do tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn nguy hiểm hơn ta tưởng!

50% trẻ em bị mất thính lực do tiếng ồn

Theo nghiên cứu này, có tới 50% số ca có tiếng ồn lớn, thậm chí ở ngưỡng đe dọa đến thính lực của trẻ tại Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, BV Nhi Trung ương lại do các cuộc hội thoại của các nhân viên y tế.

Nếu tính thêm những ca có tiếng ồn lớn gây ra do các thiết bị y tế (Khi có sự kết hợp của nhiều tiếng báo động cùng lúc  của 3 thiết bị trở lên, âm thanh tăng lên rất cao) thì sự ô nhiễm tiếng ồn tại các bệnh viện do nhân viên y tế và thiết bị y tế ở tỷ lệ quá cao.

“Sự ô nhiễm tiếng ồn trong các đơn vị chăm sóc tích cực” có thể ảnh hưởng đến trẻ, làm giảm thính lực, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, rối loạn giấc ngủ, gây stress và làm chậm quá trình tăng trưởng, phát triển ở trẻ đẻ non.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng khi phải tiếp xúc với cường độ tiếng ồn cao trong đơn vị Hồi sức Sơ sinh, các chức năng sinh lý và hoạt động ở trẻ đẻ non sẽ có những thay đổi đáng kể, tăng nhạy cảm với môi trường bên ngoài, nếu thời gian nằm viện kéo dài sẽ làm chậm tăng cân. Giảm thính lực ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, trí tuệ của trẻ.

Tôi từng phải chăm vợ sinh con 2 lần tại bệnh viện và cũng vài lần đi thăm “bà đẻ”. Tôi cũng giật mình với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại nhiều bệnh viện.

Trong khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được yêu cầu “đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự chung” thì các nhân viên y tế cứ vô tư… gây tiếng ồn. Ngược lại, bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có trót vô tư trò chuyện thì sẽ bị các nhân viên y tế mắng chát chúa.

Tôi còn nhớ, khi sinh đứa con đầu tiên, tôi đã phải “gồng mình” thuê phòng dịch vụ tốt nhất với chi phí khá đắt đỏ để vợ con không phải nằm phòng đông người (thời điểm đó, phòng bệnh thường phải có ít nhất 12-16 sản phụ còn phòng tôi thuê chỉ dành cho tối đa 2 người).

Không may là phòng tôi “thuê” lại nằm ở đầu dãy hành lang nên cứ mỗi lần các nhân viên y tế đẩy xe đi tiêm thuốc hay xe chở các cháu đi tắm là tôi lại phải bật dậy ôm con cho chặt vì kiểu gì nó cũng giật mình và khóc ré bởi tiếng động do những chiếc xe gây ra và do cả tiếng nói chuyện lúc đẩy xe của các cô nhân viên y tế.

“Đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự chung”! Để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thêm tin yêu thì các bác sỹ và nhân viên y tế có lẽ phải “đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự chung” trước khi yêu cầu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện điều đó.

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết